Tôi mắc nợ quá nhiều người

Venkatraman Ramakrishnan được giải thưởng Nobel Hóa học 2009. Ông là nhà khoa học Ấn Độ thứ tư được giải Nobel sau Sir C V Raman (Vật lý 1983) Har Gobind Khorana (Y học 1968) và Subramaniam Chandrashekhar (Vật lý 1983). Bài trả lời phỏng vấn của ông trên báo Rediff.com làm chúng ta suy nghĩ. 

 

Toi mac no qua nhieu nguoi.
Venkatraman Ramakrishnan

Sinh năm 1952 tại Chidambaram Tamil Nadu Ấn Độ bố mẹ đều là nhà khoa học ’Venki’ sang Mỹ vào đầu những năm 1970 làm nghiên cứu sinh và có bằng Tiến sĩ Vật lý năm 1976. Với những thành công xuất sắc mang tính đột phá trong nghiên cứu cơ bản (cấu tạo và chức năng ribosom) ông được trao giải Nobel. Sang Thụy Điển nhận giải ông trả lời phỏng vấn của báo mạng Rediff.com. 

- Ông làm thế nào để đạt được giải Nobel? 

- Tôi không nghĩ là chỉ vài câu mà nói được chuyện này. Nhiều yếu tố nhiều sự triển khai nhiều kinh nghiệm và tất cả đến cùng một lúc. 

- Khi nhận tin được giải Nobel ông nói rằng ông đã mắc nợ nhiều người. Đó là những ai vậy?
 
- Tôi đã được học những thầy giáo rất giỏi tại trường phổ thông và các trường đại học. Giáo sư Peter Moore là người hướng dẫn nghiên cứu tiến sĩ cho tôi tại Trường ĐH Yale (Hoa Kỳ). Ông chính là người giới thiệu cho tôi về ribosom. Nếu chỉ được nhắc đến tên một người thôi thì đương nhiên đó sẽ là Peter Moore ở Yale. 

Thời gian còn học ở trong nước tôi có một số thầy tuyệt vời ở cấp ba. Đó là thầy P.C. Patel dạy Toán và Lý. Ôi quá nhiều mỗi người góp một tay để tôi có được ngày hôm nay. 

- Thế còn Harry Noller người đã khẳng định rằng những thành phần then chốt của ribosom là ARN ? 

- Đúng thế cả Harry Noller nữa. Ông là một nhà khoa học về ribosom vĩ đại. Ông có ảnh hưởng gián tiếp đến nhiều người nhưng rất tiếc tôi không được làm việc cùng ông. 

- Những công trình của ông về ribosom có ứng dụng trong thực tế không? Nó mở ra một thời kỳ mới trong y khoa như thế nào? Nó giúp ích gì vào việc nâng cao sức khỏe cho loài người để được trao giải Nobel? 

- Vâng nếu thiết kế được các chất kháng sinh mới dựa trên cấu tạo của ribosom thì những chất đó sẽ rất có hiệu quả để chống nhiễm trùng. Tôi cho rằng nếu nắm được những kiến thức cơ bản về Sinh học thì tác động của điều tôi làm được là rất quan trọng dù gián tiếp. 

Tôi nghĩ bạn phải nhận thấy rằng nếu bạn tăng thêm được những hiểu biết cơ bản thì bạn có thể tạo ra được mọi loại công nghệ. Thí dụ như người ta đang sử dụng những cấu tạo (của những chất) này để tạo ra các protein mới. 

- Bạn bè của ông cho biết ông đặt việc nghiên cứu lên trên tất cả các ưu tiên khác của mình. Niềm đam mê đó do đâu mà có? 

- Tôi say mê khoa học từ năm tôi 15 tuổi. Bố mẹ tôi đều là những nhà khoa học. Tôi được lớn lên trong bầu không khí của khoa học. Có thể đó là lý do chăng?

Toi mac no qua nhieu nguoi.

Cấu trúc một ribosom của vi khuẩn chụp bằng X-quang. Các phân tử rRNA được nhuộm màu cam các protein của bán đơn vị nhỏ (small subunit) có màu xanh da trời và protein của bán đơn vị lớn (large subunit) màu xanh lá cây. Một phân tử kháng sinh (màu đỏ) gắn vào bán đơn vị nhỏ. Các nhà khoa học nghiên cứu những cấu trúc này với mong muốn tạo ra những loại thuốc kháng sinh mới hiệu quả hơn trong tương lai. (Ảnh: © Nobel Foundation)

- Kể từ năm ông hoàn thành luận án Tiến sĩ đã xảy ra những thay đổi gì để có thể khám phá ra cấu trúc của ribosom? 
- Một trong những điều quan trọng nhất là sự phát triển của kỹ thuật. Ví dụ tia X cực mạnh máy dò tia X synchroton máy tính tốc độ cao các đồ họa vi tính tiên tiến… 

- Ông có tin vào khoa học của Ấn Độ không và ông nhận được gì từ Ấn Độ để hoàn thành được những điều ông có ngày nay? 

- Tôi nghĩ rằng tôi khó mà theo đuổi được công việc nghiên cứu nếu như tôi ở lại Ấn Độ vì thiếu những chiếc máy cychroton (tạo ra được một lượng tia X khổng lồ cho phép chụp ảnh tia X với lượng mẫu protein kết tinh rất nhỏ). Nhưng như đã nói tôi thấy tình hình nghiên cứu ở Ấn Độ trong 20 năm qua có những bước tiến rất lớn. 

Tôi nghĩ hiện nay chưa có nhiều vấn đề nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cũng như Ấn Độ chưa có điều kiện dành nhiều kinh phí để tiến hành nghiên cứu nhất là hướng vào nghiên cứu cơ bản.

- Nhưng sao ông lại nói rằng vì rời khỏi Ấn Độ đối với những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực của ông thì mọi điều mới được cải thiện? 

- Đúng vậy vì tôi cho rằng nghiên cứu về ribosom rất khó nói thẳng ra là cần phải dùng rộng rãi những trang thiết bị hiện đại trước hết là nguồn tia X synchroton. Hiện nay tại Ấn Độ chưa có nguồn tia X synchroton thích hợp phục vụ nghiên cứu. 

Thực tế các đồng nghiệp người Ấn của tôi lúc cần dùng kỹ thuật này phải sang Pháp hoặc sang Nhật để làm và như vậy họ sẽ khó khăn hơn gấp bội. 

- Tất cả những người Ấn Độ đoạt giải Nobel đều thực hiện những công trình nghiên cứu của mình ở nước ngoài. Điều đó có làm Ấn Độ suy nghĩ gì không? 

- Tôi cũng không nghĩ rằng chỉ thiết bị là đủ. Còn cần phải có sự hỗ trợ của khoa học cơ bản. Nói rộng ra phải đào tạo được những người giỏi nghiên cứu từ khi đang học đại học và một nền văn hóa tôn trọng khoa học. 

Chẳng hạn như khi tôi là một học sinh giỏi ở Ấn Độ tôi được nhận vào trường y nhưng tôi đã chọn học ngành vật lý. Và bạn có biết không ai cũng nghĩ rằng tôi điên thì mới bỏ ngành y. 

Nếu chúng ta không thay đổi cách nghĩ như thế thì chẳng bao giờ xây dựng được một nền khoa học lớn. 

Nếu như tất cả những người ưu tú nhất đều chọn các trường như y công nghệ và quản lý thì làm gì còn những người giỏi làm khoa học (cơ bản). 

- Ông thử nhận định xem trong số những nhân tài hiện đang làm việc tại Ấn Độ có ai là một Nobel gia tiềm năng không? 

Tôi chỉ hiểu biết trong lĩnh vực của tôi và nói chung không thể bình luận được. Tôi cũng nghe thấy nói về C. N. R. Rao chẳng hạn (có thể là ứng cử viên của giải Nobel). Nhưng tôi không hiểu rõ lĩnh vực ông ta đang nghiên cứu (Hóa học trạng thái rắn và Hóa học cấu tạo).

Bảo Châu (Theo Rediff.com)

(Theo Vietnamnet)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++