Nghiên cứu mới có thể cách mạng hoá việc học ngôn ngữ

Việc giảng dạy các ngôn ngữ có thể được cách mạng hoá sau cuộc nghiên cứu mới của tiến sỹ Paul Sulzberger tại đại học Victoria, New Zealand. Tiến sỹ đã thấy rằng, cách tốt nhất để học một ngôn ngữ là thông qua việc tiếp xúc thường xuyên với các kiểu âm thanh của ngôn ngữ đó-thậm chí khi bạn không có một manh mối gì về ý nghĩa.

Ông cho biết “Điều này nghe có vẻ điên rồ, nhưng việc chỉ lắng nghe ngôn ngữ đó thôi, mặc dù bạn không hiểu gì, cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều giáo viên dạy ngôn ngữ có thể không đồng ý với điều đó”.

 “Khả năng học các từ mới của chúng ta thì trực tiếp liên quan đến mức độ thường xuyên tiếp xúc của chúng ta với nhiều loại âm thanh cụ thể mà tạo thành từ. Nếu bạn muốn học tiếng Tây Ban Nha, ví dụ, việc nghe thường xuyên một đài nói tiếng Tây Ban Nha trên mạng sẽ gia tăng đáng kể khả năng học ngôn ngữ đó và học các từ mới”. 

Nghiên cứu của tiến sỹ thách thức nguyên lý học ngôn ngữ hiện đang có. Giả thuyết chính của ông là, việc lắng nghe đơn giản một ngôn ngữ mới tạo nên các cấu trúc trong não mà cần thiết để học các từ.

Tiến sỹ cho biết “Mô thần kinh cần để học và hiểu một ngôn ngữ mới sẽ phát  triển một cách tự động từ việc tiếp xúc đơn giản với ngôn ngữ đó- điều đó là cách các em bé học ngôn ngữ đầu tiên”.

Ông cũng đã bị cuốn hút vào việc thực hiện nghiên cứu sau khi trải qua bảy năm giảng dạy tiếng Nga cho các học sinh New Zealand và quan sát những người bỏ học giữa chừng”.

 “Tôi rất tò mò về các khó khăn lớn mà các học sinh gặp phải khi gặp một ngôn ngữ khác, đặc biệt là khi mới bắt đầu. Nhiều người bỏ học bởi vì họ cảm thấy không có tiến bộ gì”.

Tiến sỹ cho biết, ông quan tâm đến điều gì làm cho việc học các từ nước ngoài lại khó đến thế khi chúng ta học liên tục các từ mới bằng tiếng mẹ đẻ của chúng ta. Ông tìm ra câu trả lời trong cách mà bộ não phát triển các cấu trúc thần kinh khi nghe các kết hợp của những âm thanh mới.

 “Khi chúng ta cố học các từ nước ngoài mới, chúng ta không hề có hình dung về âm thanh của từ đó. Một học sinh cố gắng học một ngoại ngữ thì gần như không hề có các cấu trúc thần kinh có sẵn để dựa trên đó mà nhớ các từ”.

Tiến sỹ tìm kiếm các cách mà người ta có thể phát triển các cấu trúc làm cho quá trình học dễ dàng hơn. Phát hiện của ông thì đơn giản: việc tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ, một điều trở nên dễ dàng hơn nhờ toàn cầu hoá và công nghệ mới.

 “Học các ngôn ngữ ngày nay dễ dàng hơn bởi vì quá dễ để tiếp cận các ngôn ngữ hiện nay. Bạn có thể về nhà và xem tin tức bằng tiếng Pháp trên mạng”.

Ông cho biết, những người đang cố gắng học một ngoại ngữ ở quê hương họ thì có một bất lợi so với những người đi đến nước khác và chìm trong âm thanh và văn hoá của ngôn ngữ nước đó. Cùng một lý do, ông cho biết, chúng ta cần suy nghĩ lại cách mà chúng ta dạy các ngôn ngữ”.  

Tiến sỹ cho biết  “Các giáo viên nên nhận ra sự quan trọng của việc tiếp xúc về tai nghe với ngôn ngữ. Một giờ mỗi ngày học bài viết tiếng Pháp tại lớp thì không đủ-nhưng một giờ thêm vào nghe tiếng Pháp trên iPod sẽ làm tạo ra khác biệt lớn”. 

 “Ngôn ngữ là một kỹ năng, nó không giống như học một sự việc. Nếu bạn muốn là một người tập cử tạ, bạn phải phát triển được cơ bắp-bạn không thể học cử tạ từ một cuốn sách. Để học một ngôn ngữ, bạn phải phát triển được mô não thích hợp và bạn làm điều này bằng việc nghe nhiều-bài hát và phim ảnh thì thật tuyệt”.  

(Theo physorg - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++