'Ông ba mươi' đang bị săn lùng ráo riết

Hổ hoang dã ở VN còn khoảng từ 20 đến 100 con nhưng liệu đây có phải là con số chính xác?

“Hiện nay tại Việt Nam còn có bao nhiêu con hổ? Nhiều nhà khoa học đã tranh cãi về vấn đề này nhưng chưa thể đưa ra con số chính xác”- TS Scott Roberton Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã đã đưa vấn đề này tại buổi tập huấn truyền thông về buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) tại Bình Dương ngày 24/11.

Hổ nuôi nhốt nhiều hổ hoang dã ít

TS. Scott cho biết hiện nay số hổ nuôi nhốt tại Việt Nam là 97 con. Việc nuôi hổ dễ cho hổ đẻ cũng dễ. Do đó nếu nhân giống tốt các cơ sở nuôi nhốt hổ sẽ không còn chỗ nào cho hổ ở. Việc nhân giống hổ nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lai cận huyết làm ảnh hưởng đến gien hổ.

“Hổ nuôi nhốt có giúp cho công tác bảo tồn ĐVHD hay không?”. TS. Scott đưa ra câu hỏi và tự trả lời là “Không”. Bởi lẽ theo ông việc gia tăng số lượng hổ trong điều kiện nuôi nhốt chỉ có ích cho các cá thể hổ hoang dã nếu hổ được nhân giống nhằm mục đích bảo tồn.

Hổ hoang dã ngày càng ít. Ảnh: Trung Thanh


“Tuy nhiên việc thả hổ nuôi nhốt về rừng sẽ khó hơn việc bảo vệ hổ hoang dã trong tự nhiên. Vì thế việc nuôi nhốt hổ không có ích cho công tác bảo tồn”- TS Scott nhấn mạnh.

Ông Trịnh Lê Nguyên Giám đốc Trung tâm Con người và thiên nhiên cho biết cách đây 10 năm theo số liệu khảo sát của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) số hổ ngoài tự nhiên ở VN là 100 con.

Thế nhưng theo ông Nguyên hiện nay số lượng hổ hoang dã chắc chắn không còn đủ 100 con. “Bởi lẽ bán kính hoạt động của hổ trong một ngày đêm lên đến 100 km. Trong khi đó rừng ở VN thì ngày càng thu hẹp. Do diện tích rừng giảm nên số lượng hổ cũng giảm đó là điều chắc chắn”.

80% vụ buôn bán ĐVHD không bị phát hiện

Về vấn nạn buôn bán ĐVHD ông Trịnh Lê Nguyên cho biết theo thống kê số lượng vụ kiểm tra bắt giữ ĐVHD chỉ chiếm 20% các vụ buôn bán bất hợp pháp trên thực tế.

Báo chí cũng chỉ phản ánh được 10% số vụ vi phạm so với số vụ vi phạm mà Cục Kiểm Lâm VN thống kê được.

Trong khi đó kết quả điều tra tại tỉnh Lâm Đồng cho thấy hoạt động săn bắt ĐVHD trái phép vẫn đang diễn ra mạnh mẽ trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng. Kết quả khảo sát ghi nhận có ít nhất 175 thợ săn chuyên nghiệp đang hoạt động ở hai huyện Cát Tiên Đạ Tẻh và các vùng rừng thuộc tỉnh Lâm Đồng.

Theo điều tra của tổ chức Trung tâm Con người và Thiên nhiên các thợ săn vì mục đích thương mại tại tỉnh Lâm Đồng cho biết họ chủ yếu săn bắt tại các khu rừng địa phương kể cả các khu vực được bảo vệ như Vườn quốc gia Bi Doup Núi Bà và Vườn Quốc gia Cát Tiên. Ngoài ra các thợ săn của huyện Đơn Dương Đam Rông Lâm Hà còn đi săn ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông.

Hổ nuôi nhốt trong khu du lịch Đại Nam Bình Dương. 
Ảnh: Trung Thanh

Các thợ săn ở Đơn Dương đi săn ở tỉnh Ninh Thuận trong khi đó các thợ săn của huyện Cát Tiên thì tìm kiếm nguồn thú ở các khu rừng của tỉnh Bình Phước.

Các thợ săn được phỏng vấn cho biết họ sử dụng rất nhiều loại công cụ để đi săn tại tỉnh Lâm Đồng như súng ngắn tự chế súng AR15 hoặc M16 súng cabin và cung tên tẩm độc.

Một người ở xã Kado huyện Đơn Dương cho biết anh ta là thành viên của một nhóm thợ săn gồm 4-6 người. Anh cho biết sau 3-5 ngày đặt bẫy nhóm sẽ đi kiểm tra bẫy và mỗi lần có thể thu được từ 15-40kg các loài thú tại rừng thông ở tỉnh Ninh Thuận.

Một thợ săn tại huyện Đam Rông cho biết nhóm săn của anh ta thường dành 5-10 ngày để đặt khoảng 100 cái bẫy dây cáp tự chế. Anh ta còn cho hay nhóm thường đi săn vào buổi đêm các ngày nghỉ và cuối tuần để tránh gặp cán bộ kiểm lâm.

Trung Thanh

(Theo Vietnamnet)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++