Liên bang Nga và COP 15

 Để giải tỏa các bế tắc của COP 15 Nga kêu gọi nhà lãnh đạo các nước nhân nhượng nhằm đi đến một hiệp định để Hội nghị Thượng đỉnh không rơi vào ngõ cụt .

Lien bang Nga va COP 15.

 Tổng thống Nga Dmitry Medvedev.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã kêu gọi Mỹ Brazil Trung Quốc và Ân Độ “cam kết đồng thời những gì mà tất cả chúng ta đang phải chịu đựng” và phối hợp cố gắng để chống lại BĐKH vì “nếu chỉ một nước đơn lẻ “thì mọi cố gằng đều không kết quả và vô nghĩa”.

Nga tích cực thực hiện cắt giảm khí thải trong nước mình

Trong khi kêu gọi các nước khác về phần mình Nga đã giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính trong nước mình. Cố vấn của Tổng thống Aleksandr Bedritsky khẳng định tại một cuộc họp báo ở Copenhagen rằng: “Chúng tôi đã thực hiện được nhiều điều. Nga đang dẫn đầu về việc giảm những tác động con người gây ra đối với khí hậu. Mức độ giảm phát thải khí của Nga lớn hơn bất cứ nước nào khác”.

Ông nói tiếp: “Nga là nước hiện dẫn đầu trong việc giảm khí nhà kính trong 2 thập kỷ qua. Công nghiệp của chúng tôi đang chuyển mạnh sang những công nghệ hiện đại”.

Vì lý do này đương nhiên Nga sẽ kiên quyết chủ trương giữ nguyên hạn mức thải các khí nhà kính đã nêu ra trong Nghị định thư Kyoto như một phần của hiệp định mới. Năm 2020 Nga cam kết giảm 25% lượng khí thải so với năm 1990 là mức tương đương với các nước thành viên EU. Nga cũng ủng hộ việc giảm mức phát thải khí nhà kính của các nước phát triển đó là 10 đến 40% vào năm 2020 và 50% vào năm 2050.

Tổng thống Nga Dmitry Medveedev nói: “Nga tham gia vào những cuộc đàm phán về BĐKH và đã cùng dự thảo Nghi định thư Kyota từ những ngày đầu” và nói thêm “Nga cũng buộc phải đưa ra một số điều kiện. Chẳng hạn quá trình này phải là một quá trình toàn cầu và lôi cuốn tất cả các nước cùng tham gia”.

Đối với Tổng thống cho rằng Nga có thể làm nhiều hơn nữa vì “mục đích của chúng tôi tăng hiệu quả việc sử dụng năng lượng nền kinh tế Nga lên 40% vào năm 2020” trong khi “tỷ lệ năng lượng hạt nhân sẽ tăng lên 30%”.

LB Nga tuyên bố đã chuẩn bị sẵn sàng để giúp các nước đang phát triển giảm phát thải CO2.

Phải duy trì Nghị định thư Kyoto những lời cam kết phải được thực hiện và coi là danh dự

Tuy nhiên theo quan điểm của Nga có hai điều chủ yếu phải tôn trọng:

Một là phải tuân thủ những cam kết không được thay đổi để phục vụ lợi ích của thiểu số. Nga đã làm nhiều hơn đa số các nước trong việc tôn trọng những lời hứa của mình – mức phát thải khí cacbon năm 2006 giảm 34% so với mức phát thải của năm 1990 và không hài lòng với các nước hoặc không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto hoặc không tôn trọng những điều khoản trong Nghị định thư mà đòi soạn thảo một hiệp định mới để xóa bỏ những thỏa thuận trước đây. 

Hai là cần có cam kết chắc chắn của những nước lớn trong cộng đồng quốc tế - trong đó phải bao gồm tất cả các nước G8 cộng với khối BRIC (gồm Braxin Nga Ấn Độ Trung Quốc viết tắt của Brazil Russia India China) - mới làm cho Hội nghị Copenhagn có ý nghĩa.

Có lẽ quá sớm để khẳng định sẽ thông qua được một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý nhưng những cam kết về chính trị là một sự khởi đầu tốt.

Tuấn Hà(Theo Pravda.ru)

 

(Theo Vietnamnet)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++