Phun da lên vết bỏng lành nhanh hơn

Phun da làm lành vết bỏng hằng ngày, không phải hàng tuần đã sẵn sàng bắt đầu những thủ nghiệm lâm sàng tại Mỹ.

Công nghệ mới có thể giúp những nạn nhân bị bỏng không bị ghép mô da đau đớn.

Công nghệ ReCell của Avita Medical dùng một mảnh da có kích cỡ một con tem từ một bệnh nhân để chữa một phần da bị bỏng bằng một trang giấy .  

Công nghệ này có thể giúp cứu sống những nạn nhân bị bỏng bằng cách làm giảm nguy cơ bị nhiễm trùng chết người.

John Geisel, một nhà khoa học tại Avita Medical nơi phát triển công nghệ cho biết “Chúng tôi cần phải làm cho những vết thương do bỏng đóng lại nhanh chóng. Cho đến khi chúng tôi làm được, những vết thương này mất máu và một bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng đe dọa mạng sống của họ”.  

Ở những vết bỏng độ hai và ba, là loại bỏng mà ReCell được dành để chữa trị, những lớp da ngoài đã bị tổn thương hay bị phá hủy. Để chữa trị da bị bỏng, các nhà khoa học có thể cấy ghép da từ phần khác của cơ thể nạn nhân, hay dùng da nhân tạo từ những người hiến tặng khác hay từ bệnh nhân bị bỏng.

Cấy ghép da thì nhanh nhưng phải dùng rất nhiều da. Với một bệnh nhân mà bị bỏng từ 40% đến 50% cơ thể, thì cấy ghép da không phải là một lựa chọn phù hợp; để phủ phần da bị bỏng lớn đòi hỏi có được phần da khỏa mạnh lớn bằng trang giấy để thay thế.

Da nhân tạo từ người hiến khác thì nhanh, nhưng khả năng không phù hợp thì cao, hơn nữa gia tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng. Da có thể được phát triển nhờ dùng các tế bào của chính bệnh nhân, lấy từ vùng nhỏ hơn nhiều một phần cấy ghép da toàn bộ, rất có khả năng nhưng mất nhiều tuần để phát triển thành như mong muốn.

Vẹn cả đôi đường

ReCell kết hợp tốc độ và sự đáng tin cậy của một sự ghép da bằng một phần hiến tặng nhỏ của da nhân tạo. 15 phần ngàn của lớp da sâu đến 1 cm được tách từ một khu vực có kích thước bằng tem thư.  

Một khi được lấy ra, điểm hiến tặng trông giống một vết phỏng nhỏ, trầy da và màu hồng và bị chảy máu. Cấy ghép da làm cho điểm hiến tặng chảy máu. 

Có trong mẫu da mỏng là những tế bào gốc cơ bản và các tế bào biểu bì tạo hắc tố, là các tế bào mà mang lại cho da màu sắc và bề mặt đặc biệt. Các chất liệu về kết cấu giữ các tế bào được hòa tan với trypsin, một enzim có được từ heo, và sau đó phun trở lại điểm da bị bỏng.

Một khi trên khu vực bị bỏng, các tế bào gốc của da và các tế bào biểu bì tạo hắc tố bắt đầu phân chia và mở rộng. Trong gần một tuần điểm da hiến tặng có kích cỡ bằng tem thư có thể chuyển thành một mảng da mới và khỏe mạnh, hợp với màu sắc và kết cấu của da gốc, hơn những cấy da thông thường mà người ta làm.

Kỹ thuật dựa trên nghiên cứu được thực hiện bởi giáo sư Fiona Wood và Marie Stoner của Bệnh viện Hoàng gia Perth ở Bắc nước Úc, mà họ dùng để điều trị những bệnh nhân bị bỏng trong cuộc tấn công bom khủng bố vào Bali năm 2002.

Những thử nghiệm lâm sàng

Một thử nghiệm lâm sàng với ReCell, dùng 106 bệnh nhân với những vết bỏng độ hai được chuẩn bị sẵn sàng để có thể bắt đầu trong tháng 12 và kết thúc khoảng một năm sau.

Nếu Cơ quan Thuốc và Thực Phẩm của Mỹ tán thành, ReCell có thể có mặt trên thị trường sớm sau một thử nghiệm lâm sàng được hoàn thành. ReCell đã được dùng cho Mê hi cô, Canada, Châu Âu và mốt số nước khác.

Một phần của tài trợ của thử nghiệm lâm sàng có từ 1,4 triệu đô tài trợ của quân độ Mỹ để giúp phát triển thuốc tái tạo cho các binh lính bị thương trở về từ chiến trường.

Bác sỹ James Holmes của Viện Wake Forest về thuốc giúp phục hồi, đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Holmes hy vọng nếu ReCell được cho phép sử dụng ở Mỹ, nó sẽ cứu sống rất nhiều nạn nhân bị bỏng.

Holmes cho biết “Những gì có hôm nay là cùng công nghệ mà đã có sẵn cách đây 30 năm”.

 “Với một vết bỏng, bạn luôn phải chống lại thời gian. ReCell sẽ giúp chúng ta quay ngược thời gian với tất cả loại bỏng da”.

(Theo Thurose (theo ABC) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++