Camera cho người mù

Elizabeth Goldring cùng với chiếc máy hình cô tạo ra.

Elizabeth Goldring mỉm cười khi cô cho một người khách tới thăm xem các hình mà cô đã chụp và có thể nhìn thấy bằng đôi mắt mù của cô.

 Lần trình bày này diễn ra 20 năm sau khi Goldring, một nghiên cứu sinh thâm niên của Center for Advanced Visual Studies- Trung tâm về các nghiên cứu thị giác tiên tiến của MIT và các đồng sự bắt đầu công trình nghiên cứu về “máy nhìn” mà có thể cho phép một số người mù hay có khó khăn về thị giác truy cập Internet, nhìn mặt của một người bạn và nhiều hơn nữa.

Từ ý tưởng của Goldring, một thiết bị chuẩn đoán lớn trị giá khoảng 100.000 đôla, đến một phiên bản gọn là 4000 đôla, nay là máy nhìn có thể mang theo và giá cả không cao. Goldring cho biết “Chúng tôi có thể làm một cái với giá dưới 500 đôla”.

Mặc dù thiết bị có thể được kết nối với bất cứ nguồn nào, như là một máy quay phim, máy tính để bàn, nhưng Goldring đặc biệt thích dùng thiết bị với một camera chụp hình.

Cô cho biết “Khi một ai có một giác quan bị mất, không thể thể hiện bản thân với giác quan đó thì rất là khó chịu”. Bằng cách chụp hình “Tôi cảm thấy tôi có thể thể hiện mình qua đôi mắt mù. Việc này thật có giá trị”.

Thêm vào đó, “Nó nhẹ đủ để tôi mang theo bên cạnh khi đi dạo”. (Goldring là người có khó khăn về thị giác, có thể nhìn một mắt để nhận được chuyển động) 

Ý tưởng của về máy nhìn bắt đầu từ một chuyến thăm người đo thị lực của cô. Vào lúc đó, cô đã hoàn toàn mất thị giác.

Để xác định liệu cô có võng mạc nào khoẻ mạnh còn lại không, các nhà kỹ thuật đã quan sát mắt của cô với một thiết bị là SLO-thiết bị soi đáy mắt bằng cách chụp laser. Với thiết bị này, họ đã đưa một hình ảnh đơn giản vào võng mạc của một mắt, đi qua chỗ xuất huyết là nguyên nhân làm cô ấy không nhìn thấy được.

Cô ấy đã thật sự có thể nhìn thấy hình ảnh thử nghiệm này. Vì thế, cô đã hỏi liệu họ có phải viết từ “mặt trời” không. Goldring cho biết “Tôi thật bất ngờ khi tôi có thể đọc được một từ”.

Cô đã tiếp tục sử dụng thiết bị để nhìn được nhiều điều khác. Ví dụ, hình thu bác sỹ điều trị cho cô ấy được truyền qua SLO và lần đầu tiên cô ấy thấy được mặt của người bác sỹ này.

Nhưng, mặc dù SLO đầy hứa hẹn cho nhiều người mù khác, nhưng thiết bị này có nhiều mặt hạn chế, như là giá cả quá cao. Goldring quyết định phát triển một máy thiết thực hơn.

Cô bắt đầu hợp tác với những người như là Rod Webb, người sáng chế ra SLO và là nhà khoa học thâm niên tại Schepens Eye Research Institute-Viện nghiên cứu mắt, đại học Harvard và hàng tá các học sinh của MIT. 

Những người tham gia vào chiếc máy hiện tại là sinh viên năm cuối Yifei Wu, nghiên cứu sinh Brandon Taylor và người cộng tác trong cùng phòng thí nghiệm Quinn Smithwich.

Thiết bị có thể mang theo này thì tương đối không mắt tiền bởi vì nó thay thế tia laze của thiết bị SLO bằng các điôt phát sáng (LEDs), là một nguồn sáng cường độ cao mà rẻ hơn rất nhiều.

Thêm vào đó, Taylor cho biết ‘Mọi thứ trong thiết bị thì đều đang được sản xuất hàng loạt cho các mục đích khác”. Ông cũng lưu ý rằng, từ khi dự án làm máy nhìn bắt đầu, “Các LEDs và các thành phần khác đều nhỏ hơn nhiều và đều có sẵn”.

Máy nhìn xách tay khoảng 13 m2 và để trên một giá ba chân, có thể rất dễ mang theo. Một máy ảnh kỹ thuật số được gắn trên đầu thiết bị. Hình ảnh từ camera truyền sang máy nhìn đến một màn hình tinh thể lỏng (LCD) được chiếu sáng bằng LEDs. (Đây là một loại giống như LCD trong máy chụp hình và ti vi).   

Dữ liệu hình ảnh sau đó được tập trung vào một điểm đơn, di chuyển sang mắt. Smithwick cho biết “Đây không phải là phóng đại”.

Thêm nữa, Godlring đang nhắm tới việc cho những người khó khăn về thị giác xem và muốn nhận được phản hồi từ họ. Các kế hoạch đang thực hiện để kiểm tra tại Low Vision Clinic (Bệnh viện tư về thị lực kém) tại Beetham Eye Institute (Viện mắt Beetham) của Joslin Diabetes Center (Trung tâm bệnh tiểu đường Joslin) 

Công trình này được hỗ trợ bởi NASA và Khoa kiến trúc và quy hoạch của MIT, trung tâm về nghiên cứu thị giác tiên tiến, Chương trình Undergraduate Research Opportunities Program, và Hội đồng nghệ thuật (Council for the Arts). 

(Theo physorg - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++