Một nghiên cứu của các nhà thần kinh học và tâm lý học của Trường ĐH Lund, Thụy Điển đã giải thích vì sao con người phải mất hơn một năm mới biết đi, trong khi nhiều loài động vật có vú khác có thể đi ngay hoặc chỉ vài tháng sau khi sinh đã biết đi.
'Đại mỹ nhân' Ai Cập sẽ thuộc về ai?
- Cập nhật : 30/09/2016
Hoàng hậu Nefertiti được công nhận là Hoàng hậu đẹp nhất của Ai Câp cổ đại bà là vợ của Pharaoh Akhenaten vị vua thứ 18 của Ai Cập cổ.
Bức tượng bán thân Hoàng Hậu Nefertiti cao 05m hiện nay mắt trái của bức tượng đã bị hư tổn. Ảnh: Epochtimes.com
Ông Havas Trưởng Thư ký Hội đồng Văn hoá Ai Cập phát biểu vào ngày 20 tháng 12 Ai Cập sẽ chính thức đưa ra yêu cầu Đức trả lại bức tượng bán thân hoàng hậu Nefertiti.
Sau cuộc hội đàm giữa ông Havas và người phụ trách Viện Bảo tàng Berlin Đức ông Havas đã phát biểu: Hội đồng Văn hóa Ai Cập sẽ tổ chức một hội nghị đặc biệt và chính thức đề ra những bước cụ thể đòi lại bức tượng.
Hoàng hậu Nefertiti là vợ của Pharaoh Akhenaten nổi tiếng vào vương triều thứ 18 của Ai Cập cổ và bà được công nhận là “Hoàng hậu đẹp nhất” của Ai Cập cổ. Bức tượng bán thân của Hoàng hậu Nefertiti được điêu khắc bằng đá vôi với chiều cao 05m và có lịch sử khoảng 3.300 năm. Năm 1912 một nhà khảo cổ học người Đức đã phát hiện bức tượng này ở bờ sông Nin và ông đã mang bức tượng về nước vào năm sau. Hiện nay bức tượng này được bảo tồn trong viện bảo tàng mới ở Berlin.
Theo lời giải thích của ông Havas thì khi nhà khảo cổ học người Đức phát hiện bức tượng này ở Ai Cập đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp và che giấu sự thật với phía Ai Cập. Các nhà khảo cổ học Đức đã cố ý kê khai rằng đây là bức tượng Công chúa làm bằng thạch cao chứ không phải Hoàng hậu làm bằng đá vôi đồng thời đã sử dụng cách thức bất hợp pháp để vận chuyển bức tượng ra khỏi Ai Cập.
Ông Havas còn nói: “Nhà khảo cổ học người Đức này sau khi mang bức tượng về nước đã cất giấu bức tượng và sau 10 năm mới công khai ông ta còn dùng nhiều hình thức để che giấu sự điều tra của Bộ Văn hóa”. Điều này càng thấy rõ "hành vi lừa đảo và sự cố ý che giấu".
Từ thập niên 30 về sau Ai Cập đã dùng mọi cách để đòi lại bức tượng Hoàng hậu Nefertiti. Ai Cập đã từng đưa ra yêu cầu được triển lãm bức tượng Hoàng hậu Nefertiti ở Ai Cập với Đức nhưng Chính phủ Đức đã từ chối với lý do: “Bức tượng là vật dễ vỡ không thể vận chuyển với lộ trình xa".
Đến năm 2002 Bộ Văn hóa Ai Cập đã tăng cường thu hồi những cổ vật của Ai Cập đã bị đánh mất trước đây. Hiện nay Ai Cập đã thu hồi gần 5.000 cổ vật nhưng vẫn còn một lượng lớn cổ vật quý giá “vẫn không cách nào thu hồi được”.
Ngoài bức tượng bán thân của Hoàng hậu Nefertiti đang được cất giữ ở Đức vẫn còn tảng đá Rosetta đang được trưng bày trong một bảo tàng tại Anh.
Trân Châu(Theo Epochtimes.com)
(Theo Vietnamnet)
Trở về