Tính a-xít tăng nhanh đe dọa sự sống của các sinh vật biển

Nhóm nghiên cứa đại học Chicago vừa công bố tư liệu khẳng đinh rằng đại dương đang trở nên giàu a-xít nhanh hơn phỏng đoán trước đây. Ngoài ra, tư liệu của họ cũng chỉ ra rằng tính a-xít tăng có liên quan mật thiết với mức tăng của cac-bon đi-ô-xít không khí, theo một bài báo nghiên cứu xuất bản trực tuyến trên Proceedings of the National Academy of Sciences số ra hôm 24/11 vừa qua.

“Với những biến thể được phân tích nghiên cứu gắn liền với biến đổi tính a-xít đại dương, chỉ cac-bon đi-ô-xít không khí cho thấy có sự thay đổi tương ứng đều đặn”, J. Timothy Wootton, tác giả dẫn đầu nhóm nghiên cứu và là giáo sư khoa Sinh thái học và Tiến hóa tại đại học Chicago cho biết.

Nguồn nước có tính a-xít tăng có thể gây hại đến các động vật biển và cũng có thể giảm khả năng hấp thụ đi-ô-xít cac-bon của đại dương. Từ lâu các nhà khoa học đã dự đoán rằng mức độ khí cac-bon đi-ô-xít trong khí quyển cao hơn có thể làm nước biển có tính a-xít mạnh hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm chúng ta đang còn hạn chế trong việc tìm ra bằng chứng tin cậy về sự gia tăng tính a-xít đó.

Nghiên cứu mới này dựa trên 24.519 kết quả đo độ pH hải dương kéo dài trong suốt 8 năm đã đưa ra mẫu dữ liệu chi tiết đầu tiên về những biến đổi của độ pH duyên hải ở độ sâu vừa phải, vị trí các loài cá sống nhiều nhất thể giới.

Wootton cho biết: “Tính a-xít đã tăng nhanh gấp 10 lần so với dự đoán trước đây trong các mô hình biến đổi khí hậu và các nghiên cứu khác. Mức tăng này có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng lưới thức ăn của sinh vật biển và cũng chỉ ra rằng a-xít hóa đại dương có thể trở thành một vấn đề cấp thiết hơn trước đây chúng ta nghĩ, ít nhất cũng xảy ra với một số khu vực đại dương…”

Đại dương đóng vai trò quan trọng trong chu kì cac-bon toàn cầu. Khi cac-bon đi-ô-xít không khí hòa tan vào nước sẽ tạo ra a-xít cac-bô-nic làm tăng tính a-xít của đại dương. Ban ngày nồng độ cac-bon đi-ô-xít trong đại dương giảm vì quá trình quang hợp đã tách chúng ra khỏi nước nhưng ban đêm nó lăng tăng lên. Nghiên cứu cũng đã chứng thực bằng tư liệu các mẫu ban ngày cũng như mức tăng đều đặn theo thời gian.

“Nhiều sinh vật biển có vỏ hoặc xương cấu tạo bằng can-xi cac-bô-nat, loại muối có thể bị phân hủy bởi a-xít”, Catherine Pfister, phó giáo sư chuyên khoa Sinh thái học và Tiến hóa tại đại học Chicago và là đồng tác giả nghiên cứu nói. “Do vậy, tăng tính a-xít của đại dương chắc hẳn sẽ ảnh hưởng xấu đến các quá trình căn bản của đại dương như việc tạo thành các rặng san hô hoặc sự phát triển các loại động vật có vỏ cứng.

Dược tiến hành ở đảo Tatoosh vùng khơi xa biển Washington trên Thái Bình Dương, nghiên cứu đã đã tư liệu hóa nhiều loại sò và hàu có thân hình cuống đã giảm khi a-xít tăng. Cùng lúc sự quần tụ của các loài nhỏ hơn có vỏ cứng và tảo không đá vôi cũng tăng lên.

Wootton cho biết thêm: “Các mô hình cũng hé mở mối liên hệ mật thiết giữa động lực của các loài sống trên bờ và biến đổi độ pH đại dương. Các mô hình đó đã chỉ ra những biến đổi lớn lao trong loài ngự trị trong môi trường sống do hậu quả của cả ảnh hưởng trực tiếp do giảm quá trình vôi hóa lẫn ảnh hưởng gián tiếp nảy sinh từ chuỗi tương tác giữa các loài.”

Nghiên cứu có tên “"Dynamical Patterns and Ecological Impacts of Declining Ocean pH in a High-Resolution Multi-Year Dataset," sẽ đươc đăng trên số ngày 2/12 của PNAS. Đồng tác gải thứ ba là James Forester trước đây thuộc khoa Sinh thái và Tiến hóa của đại học Chicago nhưng hiện làm việc tại đại hoc Havard.

“Hiện nay thông tin về chu kì cac-bon đại dương những năm gần đây đang còn thiếu hụt”  Pfister nói. “Sự tích tụ cac-bon đi-ô-xit khí quyển sẽ tiếp tục tăng và công trình nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra nhu cầu bức thiết để hiểu rõ hơn về các biến đổi có thể của độ pH đại dương cũng như mức độ những biến đổi đó ảnh hưởng đến sinh vật sống ở đại dương như thế nào.”

(Theo ScienceDaily - Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++