Biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó

Hội nghị Copenhagen về biến đổi khí hậu (viết tắt COP 15) sẽ kết thúc ngày 18/12/ 2009. Nhân dịp này phóng viên VietNamNet có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Hữu Ninh một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng ở Việt Nam xung quanh hội nghị  và những vấn đề liên quan đến Việt Nam. 

Bién dỏi khí hạu và các giải pháp úng phó.Bién dỏi khí hạu và các giải pháp úng phó.
Bién dỏi khí hạu và các giải pháp úng phó.
Bién dỏi khí hạu và các giải pháp úng phó.

 

Bién dỏi khí hạu và các giải pháp úng phó.
TS. Nguyễn Hữu Ninh bên bờ sông Hồng - Ảnh: Hà Lê

PV. Việt Nam Net: Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu đang diễn ra với sự tranh cãi gay gắt và chưa hứa hẹn một điều gì. Có ý kiến cho rằng dù hội nghị Copenhagen thành công thì Trái đất vẫn nóng lên. Tiến sĩ nghĩ sao về ý kiến này?
 
TS. Nguyễn Hữu Ninh: Bản thân trong bầu khí quyển hiện nay nồng độ CO2 (khí gây hiệu ứng nhà kính chủ yếu) vào khoảng 390 ppm so với cách đây 200 năm đã tăng lên khoảng 36%. Giả sử ngay từ bây giờ chúng ta ngừng được hoàn toàn việc thải khí CO2 đi nữa thì nồng độ CO2 trong không khí hiện giờ cũng đã đủ để Trái đất ấm lên trong khoảng 50 – 100 năm rồi. Bởi vậy nhiệt độ Trái đất tăng lên khoảng 1 độ C nữa là chuyện hết sức bình thường. Chúng ta đang cố gắng phấn đấu lượng khí thải ở mức độ nào đó sẽ dừng lại trong vòng 10 đến 20 năm nữa rồi sau đó sẽ dần dần trở về như ban đầu. Đó là mục tiêu đặt ra để các nước cùng cam kết. Dù đạt được điều này thì quá trình Trái đất nóng lên cũng sẽ mất hàng thập kỷ thậm chí hàng thế kỷ để trở lại trạng thái Trái đất chưa bị nóng lên. Cố gắng đến cuối thế kỷ này nhiệt độ Trái đất sẽ tăng không quá 2 độ C nồng độ CO2 trong không khí ở mức dưới 450ppm.

- Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay nguyên nhân do con người tạo ra chiếm đến 90% vậy những yếu tố khác có cần tính đến để triệt tiêu”tận gốc” yếu tố đó không thưa ông ? 

- Trong quá trình lịch sử luôn luôn có các tác động tự nhiên xảy ra như núi lửa địa nhiệt mối tương tác giữa Trái đất với các hoạt động của mặt trời… làm Trái đất nóng lên. Nhưng thực tế trong vòng 200 năm trở lại đây các bằng chứng khoa học đã chỉ ra nguồn CO2 tăng lên nhiều như thế này phần lớn là do họat động của con người mà chủ yếu là do sử dụng các nhiên liệu có nguồn gốc hóa thạch. Chúng ta tập trung giải quyết vấn đề hoạt động của con người để giảm thiểu lượng CO2 thì những yếu tố khác vẫn là thứ yếu trong giai đoạn này.

- TS. có đề cập đến vấn đề triết học tôi muốn hỏi là như thế nào thì con người thích nghi nhất với cuộc sống của mình trong BĐKH? Biết đâu khí hậu nóng lên lại thích hợp với con người hơn? 

- Trong lịch sử phát triển của loài người trong vòng 10.000 năm trở lại đây diễn biến khí hậu và nhiệt độ hầu như không thay đổi. Trong một thế kỷ qua đặc biệt vài thập kỷ gần đây thì Trái đất nóng lên rõ ràng. Như chúng ta đã biết con người là một loài sinh vật tiến hoá rất cao cấp có thể coi như đã hoàn thiện về hệ thống sinh học đặc biệt là các hệ thống trao đổi chất. Phải qua hàng chục nghìn tới hàng trăm nghìn năm tiến hóa mới có được sự tiến hóa như vậy thì những hệ thống ấy đã rất thích nghi với môi trường sống đang có thậm chí để đối phó với những dịch bệnh mà đã xảy ra trong lịch sử tiến hóa. 

Các quá trình thay đổi dù là nhỏ nhất chỉ khoảng 01 độ C thì đã có rất nhiều loài virút vi khuẩn xuất hiện và trong một điều kiện thích hợp chúng sẽ vào trạng thái hoạt động rất mạnh nhất và lúc đó loài người sẽ phải đối mặt với nhiều loại bệnh mới nảy sinh mà trước đây chưa phải đối phó. Như chúng ta đã biết chỉ với một loại bệnh mới như H1N1 thì phải mất hàng năm chúng ta mới điều chế được văcxin vậy nếu hàng chục loài vi khuẩn mới xuất hiện gây ra hàng chục bệnh với những diễn biến chưa từng có thì chúng ta sẽ ứng phó như thế nào? 

Một ví dụ khác như người dân đang sống ở vùng duyên hải BĐKH làm nước biển dâng lên người dân mất chỗ làm ăn sinh sống thiếu hụt lương thực thực phẩm dẫn đến di dân một cách tự do gây nên sự xáo trộn xã hội mang tính toàn cầu (không phải là vấn đề của mỗi quốc gia) là vấn đề an ninh của toàn thế giới. 

Còn về mặt triết học nhiều nhà tư tưởng đã cho rằng nguồn gốc của đói nghèo là chiến tranh hay như triết gia nổi tiếng Thomas Malthus (1766-1834) đã nói gia tăng dân số là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đói nghèo và cạn kiệt tài nguyên. Thử tưởng tượng dân số thế giới hiện nay khoảng 6-7 tỷ người phải tiêu tốn một nguồn năng lượng và nguyên liệu khổng lồ như thế nào của Trái đất để phục vụ cho từng ấy con người. Có một câu chuyện rất hài hước thế này bao cao su và các biện pháp tránh thai trở thành một trong những biện pháp rất hữu hiệu để đối phó với BĐKH và giảm thiểu cũng không phải không có lý do cho chuyện đó.

- Hội nghị Copenhagen đang diễn ra TS hãy cho biết niềm tin của mình đối với Hội nghị?

- COP 15 tập hợp được đông đảo nhất những nhà lãnh đạo các quốc gia tham dự. Báo chí cũng như người dân toàn cầu hy vọng rất nhiều vào Hội nghị này. Ai cũng mong muốn các nhà lãnh đạo chính trị kinh tế đi đến một thỏa thuận sáng suốt trong việc cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính và các biện pháp phát triển kinh tế phù hợp với môi trường. Đó là một sự quyết tâm rất mạnh mẽ nhưng chúng ta phải biết rằng đối với các nhà chính trị thì đây là áp lực rất lớn bởi họ phải quyết định những vấn đề dài hơi hàng chục năm thậm chí hàng trăm năm sau mới xảy ra mà phải quyết định ngay (trong khi nhiệm kỳ của họ chỉ một vài năm). Vì vậy đòi hỏi ngay từ bây giờ các nhà lãnh đạo phải có một tầm nhìn xuyên thế kỷ một tầm nhìn toàn cầu hướng vào tương lai để quyết định và phải được trang bị một cơ sở khoa học cần thiết phải có một đội ngũ cố vấn khoa học rất chắc chắn. 

Tôi nghĩ COP 15 sẽ đạt được những cam kết về chính trị và mỗi nước sẽ có những đề xuất của mình để đưa ra những biện pháp giảm phát thải khí nhà kính một cách cụ thể. Mỗi nước có một cách tính toán khác nhau để đi đến một đồng thuận ít nhiều mang tính thỏa hiệp nhưng để thực thi nó thì phải có những ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên sẽ vẫn tồn tại những bất đồng chưa thể giải quyết ngay. Ví dụ như vấn đề đánh thuế khí CO2 thì tôi cho rằng chưa thể giải quyết được tại Hội nghị này mà có thể 1 2 năm hoặc lâu hơn nữa.

- Theo như ông biết Chính phủ Việt Nam đã có những biện pháp hữu hiệu gì? Tầm nhìn như thế nào về vấn đề BĐKH? 

- Trong vòng 2 năm trở lại đây tại Việt Nam nhận thức của các nhà hoạch định chính sách các nhà khoa học và người dân về BĐKH đã được nâng cao lên rất nhiều và cũng được tập trung nghiên cứu kỹ. Việt Nam đã có những hành động rất kịp thời đối phó chuyện này mà cụ thể là chính phủ đã thông qua chương trình mục tiêu quốc gia để thích ứng với BĐKH và nước biển dâng với kinh phí năm 2008 lên tới gần 2000 tỷ đồng để thực hiện một số vấn đề trước mắt ngoài ra hiện nay các nhà tài trợ quốc tế cũng như các nhà tài trợ khác rất tích cực trong vấn đề giúp đỡ Việt Nam đối phó với vấn đề BĐKH. 

Đối với Việt Nam trong trường hợp cụ thể bất kỳ điều gì xảy ra kể cả những kịch bản lạc quan nhất hay bi quan nhất thì Việt Nam cũng vẫn là một trong những nước ảnh hưởng nặng nề nhất trước vấn đề BĐKH bởi 2 lý do:

Thứ nhất là Việt Nam có bờ biển dài với 2 đồng bằng được xem là thấp đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới nếu nước biển dâng cao ở bất cứ mức độ nào đều sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu dân ngay lập tức. Rõ ràng chúng ta rất dễ tổn thương trong chuyện này.

Thứ hai là Việt Nam nằm trong trung tâm bão Tây - Tây Bắc Thái Bình Dương là trung tâm bão lớn nhất thế giới. Hàng năm số lượng bão đổ bộ vào Việt Nam với tần suất và cường độ cao hơn so với những năm trước thiên tai xảy ra dồn dập thiệt hại rất lớn và khắc phục không dễ dàng. Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á nằm trong vùng rất dễ tổn thương trong mọi trường hợp nên hơn bao giờ hết chúng ta phải đề ra được những biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả.

Bién dỏi khí hạu và các giải pháp úng phó.
TS. Nguyễn Hữu Ninh đã được xướng danh trong giải Nobel Hòa bình năm 2007 với tư cách là một trong 2000 tác giả của IPCC cho ra đời cuốn sách: “Báo cáo lần thứ 4: Biến đổi khí hậu 2007” bao gồm 3000 trang chia làm 3 cuốn. Mỗi một cuốn sách gồm 1000 trang chia làm 20 chương khác nhau về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu môi trường cuộc sống của người dân bị tác động... Với sự nỗ lực đóng góp của mình ông là 1 trong 10 tác giả chính của chương 10 (chương về Châu Á) thuộc cuốn sách thứ 2 có tên: “Biến đổi khí hậu: Tác động thích nghi và nhạy cảm”. Trong báo cáo người ta đã chia Châu Á thành những vùng khác nhau để nghiên cứu như vùng phía Bắc vùng trung tâm vùng phía Tây vùng phía Đông ... -  Ảnh: Hà Lê

- TS. vừa làm việc với Đài Truyền hình BBC tại đồng bằng sông Cửu Long tham gia dự án đặc biệt của BBC (tìm hiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu vấn đề an ninh lương thực và nguồn nước tại đồng bằng sông Cửu Long). ông có thể cho biết một số nội dung liên quan tới công việc này? Mục tiêu cụ thể của chương trình này là gì? 

- BBC thực hiện một dự án đặc biệt mang tên “Việt Nam và Biến đổi khí hậu” theo hành trình 3 ngày dọc sông Mê Kông đây được xem là một điểm nóng về BĐKH của thế giới. Phóng viên quốc tế từ nhiều ban ngôn ngữ khác nhau của BBC đã có phóng sự tường thuật tới thính giả quốc tế khi tới thăm tìm hiểu thực tế đời sống của người dân tại đây những nỗ lực trong việc đối phó với BĐKH đồng thời đưa những hình ảnh thực tiễn đến Hội nghị COP 15 cũng như đến toàn thế giới với mục đích cho thấy hiểm họa của vấn đề BĐKH thể hiện ở những điểm nóng trên toàn cầu. 

Chuyến đi có sự tham gia rất đông đảo của giới báo chí trong và ngoài nước cũng như sự tham gia của các nhà khoa học quan tâm đến vấn đề BĐKH. Chúng tôi đã khảo sát những vùng dân cư cụ thể như khảo sát cuộc sống của người dân ở cồn Thới Sơn thực tế họ đối phó như thế nào suy nghĩ ra sao và khả năng đối phó như thế nào với những rủi ro đã đang và sẽ xảy ra về ảnh hưởng của BĐKH. Khảo sát xem điều gì có thể giúp đỡ họ và quan trọng hơn nữa là BBC đã đưa những hình ảnh thông tin đó đến toàn cầu để thế giới có những đánh giá cụ thể và có cách nhìn nhận tiếp cận sát hơn với thực tế của đồng bằng sông Cửu Long và của Việt Nam. 

- Xin cảm ơn ông cuộc trao đổ bổ ích này !

Tuấn Hà - Hà Lê (thực hiện)

 

(Theo Vietnamnet)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++