Hành động của những nước phát thải CO2 nhiều nhất?

Hôm nay (07/12/2009) Hội nghị về Biến đổi khí hậu do Liên hợp quốc chủ trì khai mạc tại Copenhagen với sự tham gia của đại biểu từ 192 quốc gia trên thế giới. Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 18/12/2009 và đang cố gắng đạt một thỏa thuận toàn cầu mới về biến đổi khí hậu. Nhân loại chờ xem các nước phát thải khí nhà kính nhiều nhất cam kết gì và hành động như thế nào?

Các nước công nghiệp phát triển chịu trách nhiệm chính về phát thải khí hiệu ứng nhà kính (CO2 NH4 N2O và một số khí khác như perfluorocarbons – PFCs hydrofluorocarbons-HFCs and sulphur hexafluoride-SF6). Mới đây trong cuộc họp thượng đỉnh G8 lãnh đạo các nước công nghiệp đã đặt ra mục tiêu đến năm 2050 cắt giảm 50% khí thải nhà kính.

Sau đây là những số liệu về lượng khí nhà kính phát thải bởi các "cường quốc khí cac bô nic" trên thế giới (theo BBC v.v...).

Hanh dong cua nhung nuoc phat thai CO2 nhieu nhat?.
Khối lượng khí thải của các nước EU Mỹ Nga Trung Quốc so với toàn thế giới.

 

Hanh dong cua nhung nuoc phat thai CO2 nhieu nhat?.
Ba phương pháp tính khí thải khác nhau: Tổng khối lượng quy đổi năm 2007 Tổng khối lượng quy đổi từ 1751-2006 Khối lượng khí phát thải trên đầu người.


Bên cạnh các nước công nghiệp phát triển trong những năm gần đây Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước phát thải mạnh nhất thế giới (207% tổng phát thải thế giới). Ấn Độ Braxin cũng nổi lên là các nước đóng góp lượng khí thải đáng kể.

Cam kết của các nước trước thềm hội nghị COP15 

Trung Quốc:
- Hứa đến năm 2020 cắt giảm 40-45% lượng khí thải trên đơn vị GDP so với mức năm 2005. Lưu ý: trên thực tế lượng khí thải của Trung Quốc có thể vẫn tăng nếu đến 2020 GDP của Trung Quốc vượt quá 40% so với 2005.
- Mong muốn các nước giàu đến năm 2020 giảm 40% lượng khí thải so với năm 1990.
- Đóng góp 1% GDP hằng năm để giúp các nước khác thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Mong muốn các nước phát triển chuyển giao công nghệ phát thải thấp.
Dư luận đánh giá những cam kết của Trung Quốc là chưa đủ mạnh.

Mỹ:
- Đến năm 2020 cắt giảm 17% lượng khí thải so với năm 2005 tương đương 4% so với năm 1990. Dự luật đang chờ Hạ viện phê chuẩn.
- Chống lại hiệp ước kiểu giống như Kyoto trong đó ràng buộc pháp lý.
- Yêu cầu Trung Quốc Ấn Độ Nam Phi Braxin phải có nghĩa vụ cắt giảm khí thải.
- Dự luật về khí hậu mới đây gặp sa lầy tại Thượng viện

Những cam kết của Chính phủ Mỹ được dư luận đánh giá là khá mạnh mẽ ít nhất là so với chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống Bush.

EU: Là các quốc gia dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.
- Sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu tàu tại Copenhagen.
- Đến năm 2020 sẽ cắt giảm 20% khí thải so với năm 1990. (hoặc 30% nếu các nước lớn trong khối cam kết mạnh mẽ).
- Muốn các nước giàu cắt giảm 80-95% vào năm 2050.
- Muốn các nước nghèo giảm tốc độ phát thải.
- Đến 2020 đóng ghóp 150 tỷ USD/năm trong đó 7-22 tỷ USD từ vốn công cộng.
Những cam kết của EU vẫn được dư luận đánh giá cao từ trước đến nay.

Ấn Độ:
- Đến 2020 sẽ cắt giảm 20-25% lượng khí thải trên đơn vị GDP so với 2005. (Xem thêm Trung Quốc)
- Phản đối ràng buộc pháp lý. Nhưng muốn các nước giàu bị ràng buộc.
- Đổ lỗi cho các nước giàu là nguyên nhân của biến đổi khí hậu thể hiện ở lượng khí thải trên đầu người.
- Muốn các nước giàu đến năm 2020 phải cắt giảm 40%.
- Phản đối mục tiêu cắt giảm một nửa khí thải vào năm 2050.
Là nước thứ 6 về khối lượng phát thải (5% so với toàn thế giới) Ấn Độ sẽ là nước chịu ảnh hưởng nhất thế giới do biến đổi khí hậu. Những cam kết của Ấn Độ là đủ mạnh.

Nhật Bản:
- Đến năm 2020 sẽ cắt giảm 25% lượng khí thải so với năm 1990 (nếu các nước khác có cùng nỗ lực).
- Có thể cắt giảm tới 30% trong 10 năm. Ý tưởng này bị các ngành công nghiệp phản đối.
- Sáng kiến Hatoyama sẽ tăng cường trợ giúp về tài chính và công nghệ cho các nước đang phát triển.
- Ủng hộ dự thảo trong đó mỗi nước sẽ đặt mức cam kết của mình.

Là nước đã ký nghị định thư Kyoto cam kết đến 2012 cắt giảm 6% so với mức 1990 Nhật Bản tiếp tục là quốc gia có cam kết mạnh mẽ nhất với cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

Liên Minh châu Phi
- Giống Trung Quốc: Muốn các nước giàu bị ràng buộc pháp lý đến năm 2020 cắt giảm 40% so với mức 1990.
- Cho rằng cắt giảm 20-30% là không chấp nhận được.
- Muốn các nước giàu chi 05% GDP giúp cho các nước nghèo làm giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu.
- Muốn 67 tỷ USD/năm để châu Phi thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Dọa rời bỏ hội nghị nếu yêu cầu không được thỏa mãn.

Nam Phi: mới cam kết hôm qua 6/12/09.
- Sẽ cắt giảm 34% lượng khí thải trong vòng 10 năm tới. Đến năm 2025 sẽ cắt giảm 42% tức là sẽ cân bằng và từ đây bắt đầu giảm.

Hanh dong cua nhung nuoc phat thai CO2 nhieu nhat?.
Website của Hội nghị về BĐKH 2009.

Các kịch bản về triển vọng đạt thỏa thuận

Giai đoạn cuối của hội nghị sẽ có sự tham gia của 105 nhà lãnh đạo thế giới với nỗ lực đạt được một thỏa thuận sau hàng chục năm đàm phán khó khăn để xác định làm thế nào để cắt giảm khí thải và giúp đỡ về mặt tài chính. 

Với cam kết tham dự của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới có nhiều khả năng là một thỏa thuận chính trị sẽ đạt được. 

Theo tổng thư ký Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) hội nghị Copenhagen có thể không đạt được hiệp ước chi tiết nhưng những thỏa thuận trên 4 lĩnh vực cơ bản sau sẽ tạo tiền đề cho một hiệp ước trong những năm tới:

1. Các nước công nghiệp cam kết cắt giảm bao nhiêu khí thải?
2. Các nước đang phát triển chính (Trung Quốc Ấn Độ) cam kết cắt giảm bao nhiêu khí thải?
3. Làm thế nào để giúp các nước đang phát triển cắt giảm khí thải và thích ứng với biến đổi khí hậu.
4. Tiền đóng góp của các nước sẽ được quản lý như thế nào? 

Rồi đây nhân loại sẽ theo dõi các nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thể hiện lời cam kết bằng hành động cụ thể như thế nào. Đó mới là điều quan trọng nhất căn bản nhất.

 
Nguyễn Quốc Định (từ CHLB Đức)

(Theo Vietnamnet)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++