Tàu “buồm mặt trời” mất tích trên quỹ đạo

Tàu vũ trụ buồm mặt trời Cosmos 1 đầu tiên đã không được đưa thành công lên quỹ đạo sau 83 giây người Nga phóng lên nhờ tên lửa đẩy.

Nhưng vẫn chưa rõ tàu Cosmos 1 đang ở trên vũ trụ hay rơi xuống Trái đất. Theo một số nhà tài trợ Mỹ có thể vẫn ở quỹ đạo thấp bởi nó gửi về các tín hiệu yếu.

Theo Cơ quan hàng không Liên bang Nga, tàu vũ trụ buồm mặt trời đặc biệt không lên được quỹ đạo theo kế hoạch bởi động cơ đốt giai đoạn đầu của tên lửa Volna đã tự khóa sau 83 giây của hành trình.

Đây là lần thử nghiệm thứ hai không thành công của tàu vũ trụ buồm mặt trời lên vũ trụ.

Còn theo các hãng thông tấn Nga Itar-Tass và Interfax công bố một nguồn tin từ Cơ quan hàng không vũ trụ Nga không rõ tên, tàu vũ trụ đã bị rơi ở vùng biển Barent gần nơi phóng lên từ tàu ngầm Nga.

Nhưng tại trạm điều khiển ở Pasadena, California của Tổ chức hỗ trợ Planetary Society, tàu vũ trụ vẫn còn hoạt động và gửi tín hiệu về trạm. Theo họ vẫn chưa có bằng chứng hỏng hóc của tàu vũ trụ.

Planetary Society, một tổ chức ủng hộ kế hoạch vũ trụ tư nhân lớn nhất thế giới, hy vọng sứ mệnh tàu vũ trụ sẽ cho thấy một nhóm nhiệt huyết với vũ trụ sẽ bắt đầu cuộc đua tới các vì sao trên một ngân sách nhỏ 4 triệu USD.

Một người phát ngôn Cơ quan hàng không vũ trụ Nga nói, họ không xác định được Cosmos 1 đã rơi xuống hay vẫn còn trên quỹ đạo.

Những nhà điều khiển chuyến bay đã phát hiện sau khi nhìn thấy dữ liệu ghi lại từ trạm thấy tàu vũ trụ đã phát tín hiệu suốt vài giờ trên chặng đường mà mọi người tin rằng chỉ có tín hiệu radio câm lặng.

Nếu tàu vẫn còn trên vũ trụ, các nhà tài trợ chuyến bay vẫn phải đối mặt với việc tàu vũ trụ nằm trên quỹ đạo xấu và có thể lại rơi xuống đất, hoặc quỹ đạo không bình thường mà tàu buồm mặt trời không thể khai thác hiệu quả.

Cosmos 1 là tàu cánh buồm hình cánh hoa rộng 30m cung cấp năng lượng bay quanh quỹ đạo Trái đất cho thấy hạt photon từ mặt trời có thể đẩy tàu vũ trụ về phía trước với tốc độ tăng lên.

Mục tiêu của chuyến bay là đưa Cosmos  lên quỹ đạo cao hơn bằng cánh buồm thu nhận các dòng photon từ mặt trời.

( theo Tạp chí hoạt động khoa học )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++