Nghi ngờ nảy sinh về tính ổn định của ngành năng lượng hạt nhân

Đầu tư vào năng lượng hạt nhân hiện đang phát triển mạnh trên khắp thế giới trong vài năm trở lại đây; hạt nhân được coi là một phương tiện để các quốc gia kiểm soát an ninh năng lượng, tránh biến động giá của các nguồn nhiên liệu sản xuất năng lượng khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều mối bận tâm.

Nhà máy năng lượng hạt nhân. Ảnh Thethoughtsontheworld

Một nhà khoa học từ Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ dự đoán các nguồn cung Urani hiện đang cạn kiệt dần và các quốc gia lệ thuộc vào nhập khẩu Urani có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vào năm 2013 trong khi đó các ký giả Thời báo New York lại các nhà máy năng lượng hạt nhân mới là một khoản đầu tư “không đáy” chẳng bao giờ tự chi trả nổi cho mình mà không có sự hỗ trợ tài chính của chính phủ.

Tiến sỹ Michael Dittmar, một nhà vật lý học của Tổ Chức Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu cho biết trong  phần kết của bài luận về ngành công nghiệp hạt nhân thế giới rằng kho dự trữ Uriani dân sự có thể bị cạn kiệt vào năm 2013.

Theo Dittmar nguồn Urani quân sự và dân sự cũng như nguồn Urani tái xử lý hoặc tái làm giàu đóng góp 25.000 trong số 65.000 tấn Urani được dùng trên toàn cầu mỗi năm. Phần còn lại là nguồn khai thác trực tiếp từ mỏ, nhưng Dittmar khẳng định không ai biết ngành công nghiệp khai mỏ tìm đâu đủ Urani để bù đắp thâm hụt và vẫn còn tranh cãi về ước tính nguồn dự trữ Urani của Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Hoa kỳ.

Dittmar không bị thuyết phục rằng các lò phản ứng tái sinh có thể là một giải pháp, ông cho là năng suất kém, chi phí  xây dựng cao và độ an toàn thấp có nghĩa là chúng không thể trở thành một nguồn năng lượng thay thế thương mại khả thi. Ông xem phản ứng tổng hợp hạt nhân còn ít khả năng để cung cấp năng lượng cần thiết.                     

Ký giả tờ Thời báo New York Matthew Wald, viết trên tập chí Technology Review cho hay các lò phản ứng mới không thể tự chi trả chi phí vì đầu tư xây dựng rất khổng lồ và sức cạnh tranh của các loại thay thế mới nổi mà có thể tác động đến giá năng lượng. Wald đã so sánh chi phí trên 1 kilowat công suất của hạt nhân (4.000 đô), than đá (3.000 đô) và khí thiên nhiên (800 đô), kết quả khiến sự lựa chọn hạt nhân trở thành một canh bạc tài chính kếch xù. Chi phí tương lai nhiên liệu hóa thạch thì chưa biết và có thể tác động đến tính sự tồn tại của ngành công nghiệp hạt nhân.

(Theo L.H (PhysOrg) // Sở khoa học công nghệ Đồng Nai)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++