Khủng Long bạo chúa săn mồi bằng mũi

Mặc dù chúng ta biết rất ít thông tin về đời sống của khủng long như là: nơi chúng sinh sống, chúng ăn gì, và đi lại ra sao, nhưng cho đến giờ còn nhiều điều chưa được biết về khứu giác của chúng.

Các khoa học gia tại trường Đại học Calgary và Viện bảo tàng Royal Tyrrell cung cấp một sự hiểu biết mới mẻ về khứu giác của loài khủng long ăn thịt và các loài chim cổ trong một  bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B của Anh.

Nghiên cứu, do nhà cổ sinh vật học từ đại học Calgary Darla Zelenitsky và François Therrien, người phụ trách thông tin về mảng khủng long ăn thịt tại bảo tàng Royal Tyrrell, là nghiên cứu đầu tiên đánh giá khứu giác các loài khủng long ăn thịt trong thời tiền sử. Họ thấy rằng khủng long bạo chúa Tyrannosaurus có khứu giác thính nhất trong các loài khủng long ăn thịt, và kết quả của họ xoa dịu lời đồn đại rằng khủng long bạo chúa là một loài vật ăn xác thối.

Các nhà nghiên cứu đánh giá tầm quan trọng của khứu giác đối với các loài khủng long ăn thịt khác nhau, còn gọi là theropods (khủng long ăn thịt hai chân), theo kích thước trung khu khứu giác, một phần của não liên kết với khứu giác. Mặc dù bộ não của khủng long không được bảo tồn cho đến ngày nay, nhưng vết hằn mà chúng để lại trên họp sọ hoặc không gian chứa não bộ trong hộp sọ cho biết kích thước và hình dáng của các phần khác nhau trong bộ não. Zelenitsky và Therrien CT xem xét từng điểm một và đo hộp sọ của rất nhiều loài khủng long ăn thịt khác nhau, có cả các loài chim ăn thịt, chim đà điểu có hình dạng giống khủng long, miễm là chúng thuộc chim thủy tổ Archaeopteryx.

Ngoài việc cung cấp các đầu mối sinh học và hành vi của các loài thú ăn thịt cổ, nghiên cứu cũng hé mở thông tin bất ngờ về khướu giác của tổ tiên các loài chim hiện đại.
Therrien và Zelenitsky phát hiện rằng loài chim tuyệt chủng thủy tổ (Archaeopteryx), được biết đã tiến hóa từ loài khủng long ăn thịt nhỏ, có kích thước trung khu khứu giác tương tự với hầu hết loài khủng long ăn thịt hai chân. Mặc dù thị lực của hầu hết các loài chim hiện nay thì rất tốt, nhưng khứu giác của chúng thì ngược lại, những đặc điểm ấy không giống với tổ tiên của chúng.
            
“Kết quả cho chúng tôi biết khứu giác của các loài chim nguyên thủy không kém nhạy bén hơn khứu giác của các loài khủng long ăn thịt,” Therrien cho biết. “Mặc dù nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng đối với các loài chim cổ khứu giác không quan trọng bằng thị lực nhưng chúng tôi cho rằng điều đó cũng không đúng. Loài chim cổ Archaeopteryx có khứu giác giống với loài khủng long ăn thịt, trong khi chúng cũng có thị lực rất tốt. Khứu giác có lẽ đã trở thành cơ quan kém quan trọng hơn trong một thời điểm nào đó của quá trình tiến hóa đối với loài chim phát triển cao hơn chim thủy tổ.

(Cổng thông tin khoa học công nghệ tỉnh đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++