Những khả năng đáng kinh ngạc của động vật

Có thể bạn nghĩ bạn thông minh nhưng không một năng lực nào của bạn có thể cạnh tranh được với những khả năng mãnh liệt trong thế giới động vật. Động vật có thể nhìn trong bóng tối ngửi được mùi của con mồi từ cách xa nhiều dặm và nhận ra các rung động mà con người không thể cảm nhậnđược.

Chim di cư

Nhung kha nang dang kinh ngac cua dong vat.
 

Trong khi con người phải dựa vào những cột mốc hay mặt trời để xác định hướng đi thì rất nhiều loài chim đặc biệt là những loài di cư có thể sử dụng từ trường của Trái đất để xác định hướng trong những chuyến di cư dài. Cho tới nay các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được những loài chim di cư nhận biết từ trường Trái đất như thế nào nhưng một nghiên cứu gần đây cho rằng loài chim có một giác quan đặc biệt giúp chúng “nhìn thấy” những đường từ trường của Trái đất như những vệt ánh sáng hay màu sắc. Điều này giúp chúng định hướng được trong khi bay.

Cá trống

Nhung kha nang dang kinh ngac cua dong vat.
 

Một số loài cá như cá trống (drum fish) sử dụng bóng bong của chúng để cảm nhận âm thanh xung quanh. Các bong bóng sẽ tiếp nhận các rung động âm và phát lại các âm thanh đó tới tai trong thông qua một bộ xương ở tai giữa. Sau đó các tế bào lông ở tai trong sẽ truyền các thông tin âm thanh tới não của cá.

Chuột

Nhung kha nang dang kinh ngac cua dong vat.
 

Phần lớn các loài chuột đều có thị giác rất kém nhưng bù lại chúng lại có khứu giác rất phát triển. Chuột sử dụng những những chiếc râu như những “ăng ten” để thu lại những tín hiệu của các đối tượng xung quanh. Khả năng này cũng rất phát triển ở các loài gặm nhấm khác.

Bướm đêm

Nhung kha nang dang kinh ngac cua dong vat.
 

Đối với loài bướm đêm cụm từ "tình yêu không khoảng cách" dường như rất đúng với chúng. Loài côn trùng có lông này có thể phát hiện ra tín hiệu hóa học - hay còn gọi là "chất dẫn dụ" phát ra từ bạn tình trong khoảng cách hơn 10km. Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng con người cũng có khả năng phát hiện "chất dẫn dụ" nhưng chỉ ở khoảng cách rất gần.

Rắn

Nhung kha nang dang kinh ngac cua dong vat.
 

Bạn có thể sẽ sợ hãi khi nhìn thấy một con rắn đang thè chiếc lưỡi ra ngoài. Tuy nhiên lưỡi của rắn không hề độc như bạn nghĩ mà chúng chỉ có chức năng giúp loài rắn định hướng và phát hiện con mồi. Rắn sử dụng lưỡi của chúng để cảm nhận các mùi hương tỏa ra trong không khí. Sau đó lưỡi của rắn sẽ truyền các mùi hương vào trong miệng. Tại đó có một cơ quan đặc biệt giúp xử lý mùi hương này và chuyển chúng thành các tín hiệu điện rồi chuyển tới não để xử lý.

Mèo

Nhung kha nang dang kinh ngac cua dong vat.
 

Mắt của loài mèo có các màng trạch để phản chiếu lại ánh sáng tới võng mạc giúp chúng tăng khả năng quan sát trong bóng tối. Nhưng vào ban ngày hoặc chỗ có nhiều ánh sáng tròng đen của mèo khép hẹp lại làm số lượng ánh sáng chiếu vào ít đi tránh bị lóa và cải thiện khả năng quan sát. Màng trạc và một số bộ phận khác giúp mèo có năng lực dò tìm tốt hơn so với con người.

Chim ruồi

Nhung kha nang dang kinh ngac cua dong vat.
 

Mắt của các loài côn trùng và các loài chim có thể nhận biết được những bước sóng ánh sáng mà mắt chúng ta không thể phát hiện ra. Loài chim ruồi không chỉ là động vật nhanh nhất hành tinh mà chúng còn có đôi mắt có thể nhận biết được những ánh sáng mạnh hơn tia cực tím. Trong khi đó hiện tại con người chỉ có thể quan sát được tia cực tím qua những kính viễn vọng khổng lồ như Hubble.

Trăn

Nhung kha nang dang kinh ngac cua dong vat.
 

Các cơ quan cảm nhận nhiệt độ nằm ở vị trí giữa mắt và mũi của trăn và các loài rắn giúp chúng phát hiện được nhiệt độ trên cơ thể của các con mồi. Khả năng này cho phép loài trăn có thể tấn công con mồi một cách chính xác thậm chí ngay cả trong bóng tối.

Cá mập

Nhung kha nang dang kinh ngac cua dong vat.
 

Đừng bao giờ chơi “trò chốn tìm” với cá mập vì chắc chắn bạn sẽ là người thua cuộc. Cá mập có những tế bào não đặc biệt giúp chúng rất nhạy bén với với các rung động phát ra dưới nước. Khả năng này giúp chúng có thể nhận biết được những con mồi trốn dưới cát nhờ vào những rung động yếu ớt do con mồi phát ra.

Dơi

Nhung kha nang dang kinh ngac cua dong vat.
 

Những con dơi tránh các chướng ngại vật và bắt côn trùng nhờ vào sóng siêu âm với tần số 30.000-70.000 Hz được phát ra từ đôi cánh. Sau đó chúng tiếp nhận siêu âm qua tai và nhờ đó dơi có thể ước lượng khoảng cách của chướng ngại vật và con mồi. Khả năng định vị bằng sóng siêu âm cũng được cá heo định hướng trong những vùng nước tối.

Hà Hương (Theo Live Science)

 

(Theo Vietnamnet)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++