Thuyết mới về cách thức cá hồi và rùa biển tìm về ‘quê hương’ để sinh sản

Cách thức các động vật biển tìm về ‘quê hương’ để sinh sản sau khi vượt ngàn trùng dương đã khiến các khoa học gia ‘đau đầu’ trong hơn 1 thế kỷ qua. Nhưng các nhà sinh học biển thuộc Trường Đại học North Carolina ở Chapel Hill cho thấy rằng, cuối cùng họ đã có thể làm sáng tỏ điều bí ần này.

Ngay từ khi mới sinh ra, cá hồi và rùa biển có thể biết được từ trường xung quanh ‘ngôi nhà’ của chúng và điều đó đã hằn sâu trong đầu của chúng, theo 1 học thuyết mới  trong số ra gần đây nhất của Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.  

Từ trường của trái đất trên toàn cầu khác nhau, mỗi vùng biển có 1 từ tính hơi khác nhau. Bằng cách nhận thấy và ghi nhớ từ tính nơi chúng sinh ra thì các động vật có thể phân biệt vị trí này với vị trí khác khi chúng trưởng thành hoàn toàn và quay trở về sau nhiều năm du ngoạn, các nghiên cứu gia cho biết.

Các cuộc nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, cá hồi và rùa biển nhỏ có thể nhận ra từ trường của trái đất và sử dụng từ trường đó để tìm ra hướng đi trong chuyến di trú rời khỏi ‘nhà’ lần đầu tiên để đến những miền đất xa xôi bao la, mà ở đó chúng trải nghiệm những năm đầu đời của mình. 

Cuộc nghiên cứu gần đây đã giải thích được điều này thông qua các động vật trưởng thành, mà các động vật này thường quay lại nơi mà chúng sinh ra để sinh sản - một quá trình mà các khoa học gia gọi là trở về ‘nơi chôn nhau cắt rốn’.

Lý thuyết này dựa trên các cuộc nghiên cứu trước đây về rùa biển do Lohmann và nhóm nghiên cứu của ông thực hiện. Vào năm 2001, họ cho biết rằng, những con rùa con đã sử dụng các thông tin từ tính để dẫn đường cho chúng trong suốt chuyến di cư vượt Đại Tây Dương đầu tiên. Và vào năm 2004, họ phát hiện ra rằng, rùa biển một vài năm tuổi có khả năng phán đoán từ tính tinh vi hơn. Khả năng này giúp chúng định vị các khu vực có nhiều thức ăn.

Rùa biển và cá hồi là một trong số những sinh vật vượt đại dương gây ấn tượng sâu sắc nhất của tự nhiên, nhưng dầu cho chuyến hải trình của chúng có bao xa đi chăng nữa thì cả 2 loài này đều nhớ nơi ‘chôn nhau cắt rốn’ của mình. Ví dụ như một số quần thể rùa biển vượt qua nhiều đại dương mênh mông và ‘vắng nhà’ hơn cả thập niên trước khi quay về đó sinh sản. Trứng của cá hổi nở ra ở sông, sau đó chúng di tản hàng trăm dặm vào đại dương trước khi quay về con sông nơi chúng sinh ra để đẻ trứng.

Nhưng vẫn chưa ai biết lí do vì sao các động vật biển di cư đến những nơi bao la rộng lớn như thế mà lại quay về nơi sinh ra của mình. Các khoa học gia nhận thấy rằng, việc quay lại nơi sinh ra để sinh con đã tiến hóa bởi vì những con rùa quay lại ‘quê hương’ để sinh con thì sinh nhiều con hơn các con rùa đẻ ở những nơi khác.

“Đối với những động vật cần điều kiện môi trường riêng biệt để sinh sản thì việc đánh giá xem bản thân chúng có thích hợp với những nơi lạ lẫm có thể rất khó khăn và nguy hiểm”, Lohmann cho biết.

Cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, từ trường của trái đất thay đổi không đáng kể theo thời gian và chính vì thế mà có thể giúp ích cho những động vật quay lại nơi sinh ra của chúng để sinh sản. Một khi con vật gần sinh sản thì các giác quan khác, như thị giác hay khứu giác, có thể được dùng để xác định các khu vực sinh sản riêng của chúng. Ví dụ, cá hồi được biết là có khả năng sử dụng khứu giác để xác định vị trí đẻ trứng một khi chúng gần sinh sản.

Lohmann cho biết rằng, một vấn đề khiến họ khó nghiên cứu lý thuyết mới này đó là tỷ lệ sống sót của loài rùa biển rất thấp. Chỉ có 1 trong số 4.000 rùa biển con sống sót đến khi trưởng thành và quay về ‘quê hương’ để sinh sản.

Lohmann còn lưu ý rằng, nếu lý thuyết này đúng thì nó có thể giúp tìm ra nhiều phương pháp mới để cứu vớt loài rùa biển và cá hồi.

(Theo Physorg - Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++