Ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL: Cần sớm đi vào cụ thể

Về mặt đối ngoại, Diễn đàn đã thể hiện một lần nữa với dư luận quốc tế, mối quan tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là trước thềm Hội nghị quốc tế về chủ đề này tại Copenhagen đầu tháng 12 tới đây.

Cần thông tin toàn diện hơn về tác động lên môi trường tự nhiên

Nằm ở tận cùng của lưu vực sông Mêkông, theo quy luật, ĐBSCL chịu một tác động kép: tác động từ nước ở thượng nguồn đổ về và tác động từ biển. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tác động kép này phức tạp hơn rất nhiều tùy thuộc vào các kịch bản về nguồn cũng như về biển và vào tương quan giữa hai yếu tố đó.

Tác động của nguồn chưa được chú ý đến đúng mức, mặc dù có nhiều cảnh báo về việc xây rất nhiều đập và nhà

GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân nguyên là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước (1980-1992), Chủ nhiệm Chương trình khoa học cấp nhà nước " Điều tra cơ bản tổng hợp vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 60-02, 60-B (1983-1990) 

máy thủy điện suốt dọc sông Mêkông, đặc biệt trên lãnh thổ Trung Quốc. Việc sử dụng nguồn nước sông Mêkông tại các nước phía thượng nguồn chắc chắn sẽ nhiều hơn hiện nay, khi mà nhiệt độ tăng và các nước muốn thâm canh tăng vụ. Còn quá ít thông tin.

Về tác động của mức nước biển dâng, báo cáo của cơ quan thường trực của mới cung cấp một số thông tin về diện tích ngập ở ĐBSCL trong một số kịch bản khác nhau. Tuy nhiên, ngập chỉ là một vấn đề. Còn mặn sẽ xâm nhập vào đất liền sâu hơn, sớm hơn, còn bờ biển bị xói mòn mạnh hơn ở cả phía Biển Đông lẫn phía Vịnh Thái Lan. Còn có sự biến đổi của gió chướng, triều cường, bão, dòng hãi lưu, … Rất nhiều thông tin được chờ đợi chưa có trong báo cáo.

Phần lớn vùng Nam sông Hậu, nhất là bán đảo Cà Mau, chịu sự chi phối của hai chế độ triều, biển Đông bán nhật triều và vịnh Thái Lan nhật triều. Trước sự xói lỡ đường bờ, chắc chắn sẽ mạnh hơn, cộng với sự giao thoa giữa hai chế độ triều, chắc chắn sẽ thay đổi so với hiện nay, Chương trình đê biển (Xây dựng từ Quãng Ngãi đến Hà Tiên, Kiên Giang do Bộ NN - PTNT phụ trách) và hai quy hoạch thủy lợi Nam và Bắc bán đảo (1) liệu sẽ có những điều chỉnh gì, hay vẫn tiếp tục tiến hành? Đó là những thông tin mà các tỉnh và người dân đồng bằng rất mong đợi ở CTMTQG.

Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động kép nguồn và biển.

Những thông tin được chờ đợi trên đây tương ứng với từng tình huống một về nguồn và biển. Với biến đổi khí hậu, ĐBSCL chờ đợi phải đương đầu với m kịch bản nước từ thượng nguồn đổ về, và n kịch bản mức nước biển dâng, có nghĩa là có tổ hợp C(m,n) tình huống khác nhau mà ĐBSCL phải đối mặt. Cung cấp cho đồng bằng những thông tin cần thiết về các tác động lên môi trường tự nhiên của ĐBSCL như đã nói trên đây, là một nhiệm vụ vừa nặng nề vừa cấp bách mà CTMTQG cần sớm triển khai.

Cần thông tin về tác động lên hoạt động sản xuất và đời sống xã hội

Tác động lên môi trường tự nhiên tất yếu sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và đời sống của người dân. Hiện, vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, ở Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười bà con nông dân bắt đầu vụ Đông xuân. Nhưng khi mực nước biển dâng, nước lũ có thể bị dồn ứ lại, rút chậm hơn, thời điểm xuống giống sẽ bị ảnh hưởng. Khi xâm nhập mặn đi vào sâu hơn và sớm hơn, thời gian canh tác hai, ba vụ trong năm như trước đây cũng chưa chắc đã còn như trước.

Đây mới là hai ví dụ chỉ ra rằng hệ thống canh tác sẽ bị xáo trộn. Cả sản xuất công nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tốn kém hơn bởi lẽ nguồn nước ngọt cung cấp cho các khu công nghiệp ở ĐBSCL sẽ khan hiếm hơn và cần những công trình tôn nền chống ngập. Bên cạnh đó còn phải tính đến những tác động lên cơ sở hạ tầng đô thị, lên các tuyến dân cư và cụm dân cư.…

Trong một báo cáo tại một hội nghị khoa học tháng 6/2008 (2), những thay đổi về sản xuất và đời sống trong ba vùng sinh thái-kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long đã được dự báo. Sẽ rất bổ ích cho việc ứng phó nếu những dự báo này được CTMTQG nhận diện và định lượng cụ thể hơn trên hiện trường của các tỉnh ĐBSCL.

Nhận thức và hành động cần đi cùng

CTMTQG dự trù chi 222 tỷ đồng cho nhiệm vụ nâng cao nhận thức trong xã hội về các tác động của BĐKH, và 921 tỷ đồng để các ngành các địa phương xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Để việc sử dụng hai khoảng ngân sách này có hiệu quả, tôi đã có dịp phát biểu, cần trình bày vấn đề biến đổi khí hậu tại 7 vùng kinh tế của đất nước sát hợp với địa bàn với những thông tin cụ thể về các tác động tại địa bàn như đã nói với ĐBSCL. 

Nhận thức phải đi cùng với hành động. Yêu cầu nâng cao nhận thức mà không chỉ ra cần phải làm gì thì nhận thức không thể sâu sắc. Nhận thức không đủ sâu thì hành động sẽ lay hoay, không giải quyết đúng vấn đề. Yêu cầu các tỉnh, các ngành lập chương trình hành động để ứng phó trong điều kiện đó, và “tổng hợp” các chương trình hành động, kế hoạch mà các tỉnh, các ngành nộp lên, sẽ giống như gộp các củ khoai vào chung một bị. Đó không phải là cách triển khai CTMTQG ứng phó với biến đổi khí hậu có hiệu quả, trên bất cứ địa bàn nào, không riêng gì ở ĐBSCL.

Vị trí các đập đã và dự kiến sẽ xây dựng trên dòng chính sông Mekong.

Kiến nghị

Diễn đàn Biến đổi khí hậu ĐBSCL lần thứ nhất đã đạt được một số kết quả nhất định. Để lấp những lỗ hổng mà Diễn đàn này đã bộc lộ, tôi xin kiến nghị cụ thể với Trưởng ban Chỉ đạo CTMTQG và Chủ nhiệm CTMTQG cần bắt tay ngay vào việc chuẩn bị Diễn đàn Biến đổi khí hậu ĐBSCL lần thứ hai với mục tiêu và các bước chuẩn bị cụ thể như sau:

(1) Ban Chủ nhiệm CTMTQG chuẩn bị một báo cáo nền về những tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng lên ĐBSCL, cụ thể được chờ đợi, như đã nói trên đây và gửi cho các ngành, các địa phương, đồng thời phổ biến rộng rãi để người dân biết.

(2) Yêu cầu các Bộ ngành (3), trên cơ sở báo cáo nền đó bổ sung, làm sâu thêm, đồng thời đề xuất chương trình hành động và kế hoạch của Bộ ngành. Gửi các báo cáo này về Ban Chỉ đạo theo hạn định.

(3) Tiến hành tương tự như bước (2) đối với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc TW ở ĐBSCL.

(4) Mời các Trường, Viện và các nhà khoa học góp ý cho báo cáo nền, đề xuất những nội dung khoa học cần triển khai và những vấn đề mình có thể tham gia.

(5) Ban Chủ nhiệm CTMTQG tổng hợp các báo cáo, xây dựng báo cáo tổng hợp trình Trưởng Ban Chỉ đạo. Hoàn chỉnh báo cáo và triệu tập Diễn đàn Biến đổi khí hậu ĐBSCL lần thứ hai với mục tiêu đi tới một Chương trình hành động và kế hoạch triển khai trong đó xác định rõ nhiệm vụ của các Bộ ngành, của các địa phương, các sự phối hợp phải bảo đảm, với thời gian biểu và kinh phí được ước tính rõ ràng.

Triển khai việc chuẩn bị kỹ, không vội vã nhưng khẩn trương, bởi lẽ ở ĐBSCL có nhiều vùng rộng lớn nơi đó cao trình mặt đất chỉ cao 20 - 30cm so với mực nước biển cách đây 20 năm!

Tôi tin rằng có cách triển khai đúng, khẩn trương, cụ thể, phối hợp liên ngành, liên tỉnh, ngành - địa phương, chúng ta sẽ thành công trong việc ứng phó lâu dài với BĐKH ở ĐBSCL.

(Theo Báo Đất Việt)

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++