Đôi cánh phía sau giúp bươm bướm lẫn tránh con vật săn mồi

Bươm bướm bay.

Những lớp vỏ xe mới cho phép xe đua có thể quay thật nhanh. Đôi cánh phía sau mang đến những lợi ích tương tự cho bươm bướm: về cơ bản đôi cánh này không cần thiết lắm cho việc cất cánh bay của loài bướm nhưng nó giúp cho chúng tránh khỏi những con vật con săn mồi.

“Để thoát khỏi thú săn mồi, bạn không cần phải nhanh nhẹn, chỉ cần bạn có những thay đổi mà con vật săn mồi không thể đoán trước được,” Tom Eisner nhà sinh thái học và tiến hóa về hành động của động vật  và Jacob Gould Schurman, giáo sư danh dự về lĩnh vực sinh thái hóa học tại Cornell cho biết. Eisner là một đồng tác giả nghiên cứu về cánh bươm bướm hiện được xuất bản trong các biên bản lưu của Học Viện Khoa Học Quốc Gia.

Nghiên cứu đề xuất rằng trong tiến trình tiến hóa, khả năng trốn thoát vật săn mồi của bươm bướm có liên quan đến màu sắc rực rỡ trên đôi cánh như là hàng rào bảo vệ chúng. Trong tiến trình tiến hóa, các màu sắc lòe loẹt thường là một dấu hiệu để những con vật săn mồi như chim (một loài săn mồi có khả năng tự vệ như là khả năng ứng phó nhanh nhẹn), và màu săc sặc sỡ có thể xua đuổi con vật săn mồi mà không phải mất nhiều năng lượng. Bất kì ai cố gắng bắt những con bướm sặc sỡ đều biết rằng đây là một việc không dễ dàng chut nào nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy rằng đôi cánh sau của bươm bướm có nhiệm vụ giúp chúng lẫn tránh vật săn mồi khác.

Eisner và chủ bút của tờ báo, Benjamin Jantzen, (M.S. physics '02), một tiến sĩ trong lĩnh vực triết lý khoa học tại đại học Carnegie Mellon, đã cắt đôi cánh phía sau của bươm bướm và sau đó gắn vào cơ thể chúng hai camera để thu hình ảnh 3 chiều trong quỹ đạo bay của bươm bướm; sau đó họ xác định và vẽ đồ thị trên máy tính về tốc độ bay, sự tăng tốc của bươm bướm, chúng thay đổi hướng rất nhanh theo độ cong của đường bay và hơn thể nữa.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi cắt đôi cánh phía sau không ảnh hưởng đến việc bay của bươm bướm nhưng “chúng tôi có thể chỉ ra rằng việc cắt bỏ đôi cánh phía sau làm giảm tốc độ chuyển hướng của chúng đi một nữa,” Jantzen cho biết.: đôi cánh phía sau của bươm bướm hứng gió và cung cấp phụ lực để chuyển hướng một cách nhanh chóng khi bị rượt đuổi.

Eisner cho biết thêm là một số loài bướm còn có những khả năng khác có liên quan đến màu sắc sặc sỡ của chúng như là một dấu hiệu cho những con vật săn mồi khác không dám ăn thịt của chúng. Ví dụ bướm chúa có vị rất dở. Những nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng những con bướm xấu xí thường chậm chạp và dễ dàng bắt được. Cánh bướm cũng có vảy, dễ trơn tuột ra khỏi mỏ chim và nếu bươm bướm bị bắt thì một điều được phát hiện ra là “hầu hết cơ thể chúng là lớp phấn phủ bao bọc và có rất ít mật đường,” Eisner cho biết.

“Cánh bướm sặc sỡ cũng quản bá cho toàn bộ t nhóm, Jantzen cho biết: “Màu sắc trên cánh nói lên rằng chúng tôi là những chú bướm, đừng làm phiền và dừng mong bắt được chúng tôi bởi vì bạn sẽ không làm được điều đó đâu.”

(Theo ScienceDaily - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++