Điều mà Darwin đã bỏ qua: Thông tin thêm về loài kì đà hồng

Một chú kì đà hồng đực trưởng thành trên rìa miệng núi lửa Volcan Wolf đảo Isabela trên Galapagos.

Chắc hẳn Darwin sẽ thấy thích thú với loài kì đà mới của Galapagos này, loài mà nhà tự nhiên học thiên tài đã bỏ qua trong hành trình khám phá loài của mình.

Theo các nhà khoa học Ý, loài thằn lằn lớn đang có nguy cơ tuyệt chủng này có vảy màu hồng và chúng chỉ sống trên một ngọn núi lửa trên quần đảo Galapagos.

Darwin đã quan sát cả các loài kì đà sống trên cạn và dưới nước khi ông ghé thăm quần đảo này vào năm 1835. Những tư tưởng mang tính cách mạng của ông về sự tiến hóa được hình thành từ việc quan sát xem sinh vật tự thích nghi như thế nào với môi trường xung quanh.

Nhưng ông chưa bao giờ khám phá ngọn núi lửa trên đảo, quê hương của loài kì đà hồng.

Loài kì đà được phát hiện lần đầu tiên do các nhà quản lí công viên Galapagos vào năm 1986 nhưng rồi không được coi là sinh vật lạ và nhanh chóng đi vào quên lãng.

Hiện nay các nhà khoa học lại phát hiên ra loài rosada hay gọi là kì đà hồng không đơn giản chỉ là một loài biến dị của kì đà sống trên cạn thông thường mà chính xác là một loài bò sát riêng biệt.

Loài có nguồn gốc từ hơn 5 triệu năm về trước và tiến hóa tách biệt với quần thể kì đà khi vùng đảo này đang trong giai đoạn hình thành.

Kì đà hồng xuất hiện trước khi núi lửa hình thành có thể coi là một trong những hiện tượng đa dạng hóa cổ xưa nhất trên quần đảo Galapagos.

Trong bài viết đang trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, các nhà khoa học khẳng định rằng hành động cần thiết bây giờ là chúng ta phải bảo vệ loài sinh vật có ý nghĩa khoa học đang có nguy cơ tuyệt chủng này.

 

Charles Darwin đã quan sát cả loài kì đà trên cạn lẫn dưới nước trên quần đảo Galapagos vào năm 1835. Nhưng ông chưa phát hiện ra loài kì đà hồng này.

Chuyên gia người Ý, tiến sỹ Gabriele Gentile thuộc đại học Tor Vergata ở Rome dẫn đầu nhóm nghiên nhóm nghiên cứu tiến hành so sánh cấu trúc gen giữa loài kì đà hồng và các loài kì đà sống cạn trên quần đảo Galapagos.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng hai loài kì đà sống cạn đã được biết đến Conolophus subcristatus và Conolophus pallidus có cấu trúc gen tương tự nhau hơn so với loài rosada.

Ngoài ra cũng có vài sự khác biệt vật lý so với màu sắc hồng sặc sỡ có chấm đen của loài rosada. Kì đà hồng có đầu dẹt không các loài kì đà sống cạn khác và vi trên cổ nó gồm các vảy hình nón nhỏ.

Họ cũng nghiên cứu các ứng xử cúi đầu bất thường, hành động mà tất cả các loài kì đà sống cạn thể hiện khi “gù” bạn tình và khi bảo vệ lãnh thổ.

Các nhà khoa học viết: “Đây là loài rất quan trọng vì nó thừa kế sự tiến hóa chủ yếu làm nền tảng cơ bản cho các quần thể kì đà còn lại.”

Loài mới này đã chính thức có tên một ngày sau đó.

Bằng chứng cho thấy rằng kì đà hồng đang bị “nguy cơ trầm trọng” như Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế định nghĩa.

Họ cảnh báo: “Các nổ lực bảo tồn là điều cần thiết để bảo vệ loài vật quí này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.”

 

(Theo Dailymail - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++