Rút ngắn tuổi đời của muỗi

(Ảnh: AP/USDA)

Muỗi ‘già’ thường lây truyền bệnh, vì thế các nghiên cứu gia đã nghĩ ra 1 cách để làm cho những côn trùng này chết ‘trẻ’ hơn – bằng cách tự nhiên chứ không dùng thuốc. Các khoa học gia đã làm cho những con muỗi về mặt di truyền có thể kháng lại các bệnh như bệnh sốt rét và sốt xuất huyết – căn bệnh mà hàng triệu người trên thế giới mắc phải, thay thế cho việc phun thuốc trừ muỗi. Một báo cáo gần đây đã đưa ra 1 phương pháp không mấy phức tạp đó là: Tạo ra những con muỗi mang theo một côn trùng ký sinh khiến cho chúng chết sớm hơn.

Bức ảnh không đề ngày tháng này do Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ cung cấp cho thấy một con muỗi aedes aegypti đang đậu trên da người. Muỗi ‘già’ thường lây truyền bệnh, vì thế các nghiên cứu gia đã nghĩ ra 1 cách để làm cho những côn trùng này chết ‘trẻ’ hơn – bằng cách tự nhiên chứ không dùng thuốc. Các khoa học gia đã làm cho những con muỗi về mặt di truyền có thể kháng lại các bệnh như bệnh sốt rét và sốt xuất huyết – căn bệnh mà hàng triệu người trên thế giới mắc phải, thay thế cho việc phun thuốc trừ muỗi.

Một khi muỗi đốt người hoặc động vật mang mầm bệnh sốt xuất huyết hoặc sốt rét, nó mất khoảng 2 tuần ủ bệnh trước khi con côn trùng này có thể lây truyền mầm bệnh đó, điều này có nghĩa là muỗi càng già thì càng nguy hiểm.

Các khoa học gia người Úc biết rằng, có một loại ruồi giấm thường bị nhiễm một loại vi khuẩn ký sinh mà có thể rút ngắn tuổi đời của ruồi xuống còn một nửa.

Vì vậy, các khoa học gia đã làm cho những con muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết – có tên là Aedes aegypti – bị nhiễm loại ký sinh vật ở loài ruồi giấm đó, sinh ra nhiều thế hệ con trong 1 phòng thí nghiệm được kiểm tra chặt chẽ.

Những con muỗi được sinh ra cùng với động vật ký sinh đó chỉ sống 21 ngày – thậm chí trong điều kiện thoải mái của phòng thí nghiệm – so với 50 ngày của những con muỗi bình thường, sinh học gia Scott O'Neill thuộc Trường Đại học Queensland đã báo cáo trong Tạp chí Science.

“Muỗi sống trong hoang dã thường chết sớm hơn muỗi sống trong phòng thí nghiệm. Vì thế, nếu động vật ký sinh đó có thể lây truyền bệnh một cách rộng rãi cho những con muỗi này thì nó có thể đem lại 1 phương pháp rẽ tiền để khống chế bệnh sốt xuất huyết”, O'Neill kết luận.

Về mặt lý thuyết, nó có thể lây truyền. Loại vi khuẩn này – có tên là Wolbachia – thì khá phổ biến trong các loài động vật chân đốt, bao gồm một số loại muỗi – chỉ những loại muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết và sốt rét, các khoa học gia lưu ý.

Tháng sau, nhóm nghiên cứu của O'Neill bắt đầu những cuộc nghiên cứu dài hơn ở những điều kiện thích hợp cho muỗi ở North Queensland, giống với các điều kiện tự nhiên, để biết xem loại vi khuẩn wMelPop có còn tồn tại hay không khi càng nhiều muỗi được sinh ra, và chuyện gì xảy ra khi chúng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh sốt xuất huyết.

Bằng cách giết chết các con muỗi già, vi khuẩn wMelPop chính vì thế có thể tác động đến việc lây truyền bệnh sốt xuất huyết, 2 chuyên gia Andrew Read và Matthew Thomas thuộc Trường Đại học Pennsylvania State đã kết luận.

Cũng có khả năng các virus sốt xuất huyết có thể tiến hóa để ủ bệnh nhanh hơn nếu con muỗi chủ của chúng chết sớm hơn.

 

(Theo Nytimes - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++