Động vật đi lại hằng ngày càng nhiều thì sinh càng nhiều con

Một con vật ‘đi bộ’ càng nhiều trong ngày – không đi quá nhanh - thì năng lượng nó phải tạo ra lại càng ít, hai nghiên cứu gia thuộc Trường Đại học Washington ở Louis cho biết.

 

Dựa vào 1 cuộc nghiên cứu trên 161 loài động vật có vú, họ khẳng định rằng, trung bình mỗi ngày những con vật nào đi đoạn đường dài nhất để tìm thức ăn thì sinh nhiều con nhất.

Cuộc nghiên cứu, bác bỏ lý thuyết lâu đời cho rằng đi bộ nhiều đồng nghĩa với việc sinh sản ít, được thực hiện bởi phó giáo sư tiến sĩ Herman Pontzer và tiến sĩ Jason Kamilar – cộng tác viên của cuộc nghiên cứu.

Bài nghiên cứu được đăng trên số ra ngày 22 tháng 12 của Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

“Về cơ bản, chúng tôi tạo ra các lý thuyết cho rằng, khi đi bộ thì lượng năng lượng mà các động vật thu nạp vào nhiều hơn lượng năng lượng mất đi”, Pontzer cho biết. “Nếu không thì các động vật sẽ không bao giờ di chuyển”.

Nếu khi đi bộ mà một con vật thu nạp năng lượng nhiều hơn lượng năng lượng tiêu hao thì con vật đó sẽ muốn đi lại nhiều hơn nữa.

“Hãy tưởng tượng xem, hai con vật có cùng kích cỡ đi ngang qua một vườn táo dài 10km”, Pontzer nói. “Mỗi lần đi đến 1 cây thì chúng ăn 1 quả táo – quả táo này được xem là năng lượng. Con vật đi hết 10km sẽ đi nhiều hơn nhưng lại có ít năng lượng hơn con vật chỉ đi 1km”.

Pontzer và Kamilar đã nghiên cứu mối liên quan giữa khoảng cách đi lại hằng ngày với chu kỳ sống và đặc điểm sinh sản của 161 loài động vật có vú, đại diện cho 7 loại động vật, để xác định xem sau khi điều chỉnh quan hệ giống loài và chỉ số khối cơ thể, khoảng cách đi lại hằng ngày tăng có liên quan gì đến việc tiêu hao năng lượng nhiều hơn trong việc sinh sản và tồn tại ở các loài hay không.

Những động vật trong cuộc nghiên cứu này đã được lấy số liệu về khoảng cách trung bình mà chúng đi bộ để tìm thức ăn mỗi ngày trong hoang dã, khoảng cách thời gian sinh con và kích cỡ con của chúng.

Pontzer và Kamilar đã xác định thấy rằng, thường thường những con vật hằng ngày đi lại xa hơn thì sinh nhiều con hơn và con của chúng cũng lớn hơn.

“Dường như đi bộ với khoảng cách khá xa mỗi ngày sẽ luôn có lợi cho một con vật. Nếu bạn xem quỹ năng lượng hằng ngày giống như 1 biểu đồ hình tròn thì phần chia mà con vật dùng vào việc đi bộ có thể trở nên lớn hơn, nhưng mà toàn bộ biểu đồ cũng sẽ trở nên lớn hơn.

Vậy tại sao hằng ngày các động vật lại không đi bộ thật xa?

Pontzer khẳng định rằng, khoảng cách mà mỗi con vật có thể di chuyển hằng ngày cũng có giới hạn. “Cũng giống như một bữa cơm tối vào ngày lễ tạ ơn”, ông nói. “Bạn không thể ăn hết con gà tây. Mặc dù nó ở ngay trước mặt bạn, nhưng bạn cũng không thể làm vậy. Các con vật cũng có giới hạn về lượng năng lượng mà chúng có thể thu nạp vào cơ thể mỗi ngày”.

Họ xác định rằng, qua thời gian tiến hóa, khoảng cách đi lại ngày càng tăng thường là một phần của chiến lược thu nạp năng lượng từ thức ăn và không nhất thiết phải có nhiều thức ăn.

Các kết quả của cuộc nghiên cứu có những ngụ ý quan trọng trong các so sánh sinh thái học giữa các loài, bao gồm các đánh giá về chất lượng môi trường sống.

(Theo Physorg - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++