Ong mật làm “vệ sĩ”của cây

Ong mật quan trọng đối với cây cối vì nhiều lý do, hơn cả việc thụ phấn. Tiếng vo ve của những con côn trùng này cũng bảo vệ cây chống lại những con sâu bướm ăn chúng một cách lặng lẽ.

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên số báo 23-12 của tạp chí Current Biology-Sinh học hiện nay, ong mật quan trọng đối với cây cối vì nhiều lý do, hơn cả việc thụ phấn. Tiếng vo ve của những con côn trùng này cũng bảo vệ cây chống lại những con sâu bướm ăn chúng một cách lặng lẽ.

Các nhà nghiên cứu, dẫn dắt bởi Jürgen Tautz của đại học Biozentrum Universität Würzburg, Đức, đã phát hiện thấy rằng nhiều con sâu bướm có những cái lông nhạy ở phần trước của cơ thể mà giúp chúng có thể phát hiện những rung động trong không khí, như là âm thanh của ong bắp cày ăn thịt hay ong mật đang đến gần.

Tauntz cho biết “Những lông cảm ứng này thì không ăn khớp. Do đó, các con sâu bướm không phân biệt được giữa các con ong vô hại và các ong bắp cày săn mồi”. 

Nếu một “vật thể bay không xác định” đến gần, tạo ra những rung động trong không khí theo mức độ nào đó, các chú sâu bướm sẽ ngừng di chuyển và rơi xuống khỏi cây”.

Ông cho biết, nếu các con sâu bướm bị các con ong kêu vo vo quấy nhiễu, bởi vì các con sâu này hay ở trên những cây ăn trái mà nhiều hoa, thì chúng sẽ ăn ít hơn nhiều.  

Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng, các cây ớt chuông không có trái thì chịu tổn hại ít hơn 60%-70% ở lá hơn khi mà chúng được để trong một lều có ong và sâu bướm, so với những cây như thế ở trong một lều chỉ có sâu bướm.

Họ báo cáo, khối lượng tổn hại ở lá thì ít hơn ở những cây đang ra trái bởi những con sâu xanh da láng chuyển sang những cây ớt đang lớn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, “Phát hiện của chúng tôi lần đầu chỉ ra rằng, việc viếng thăm của các con ong mật mang đến cho cây sự thuận lợi bất ngờ”.

 “Chúng không chỉ chuyển phấn hoa từ hoa này sang hoa khác, mà còn giảm được sự phá hoại cây do các động vật ăn cỏ”.

Tautz cho biết, các phát hiện nêu bật sự quan trọng của hiệu quả gián tiếp giữa các sinh vật rõ ràng không liên quan với nhau trong chuỗi thức ăn food webs) trong tự nhiên.   

Nếu mùa màng có kết hợp với các bông hoa hấp dẫn và như thế thì có rất nhiều ong mật từ những tổ ong gần đó liên tục kêu vo vo ở chung quanh, thì có thể hoa lợi sẽ cao hơn rất nhiều ở những khu vực có nhiều sâu bọ ăn lá-là một khái niệm mà nhóm của Tauntz muốn kiểm tra. Ông cho biết, “ Phát hiện của chúng tôi có thể khởi đầu cho một phươn pháp kiểm soát sinh học hoàn toàn mới”.

Các nhà nghiên cứu gồm Jürgen Tautz của BEEgroup, Biozentrum Universität Würzburg  và Michael Tostás từ Botanic II, Universität Würzburg, Đức.

(sciencedaily - Theo Sở KHCN Đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++