Thằn lằn bay bay như thế nào?

Loài bò sát bay đã tuyệt chủng này được biết đến với tên gọi thằn lằn bay – đặc biệt là với những con lớn có sải cánh rộng như một chiếc máy bay động cơ đơn – chúng có thể tung bay lên bầu trời bao la bằng những cú nhảy.

Thằn lằn bay bao gồm một nhóm thằn lằn ngón cánh, sinh sống trong kỷ nguyên của khủng long. Cũng giống như những loài chim hiện đại và nhiều loài động vật khác, thằn lằn bay có 4 chân. Trong khi các loài chim chỉ sử dụng 2 chân để di chuyển trên mặt đất, các đường mòn của các dấu chân hóa thạch cho ta thấy rằng thắn lằn bay di chuyển trên mặt đất bằng 4 chân, Michael Habib, một chuyên viên cơ khí sinh học tại Trung tâm phục hồi chức năng và tiến hóa thuộc Đại Học Y Khoa Johns Hopkins ở Baltimore (Maryland, Hoa Kỳ) cho biết như vậy. Hầu hết các cuộc nghiên cứu trước đây đều cho rằng thằn lằn bay vào không trung bằng 2 chân trụ giống như các loài chim hiện đại làm nhưng theo sự phân tích bộ xương của thằn lăn bay thì ý kiến đó bị bác bỏ, Habib đã báo cáo tại cuộc họp hằng năm của Society of Vertebrate Paleontology.

Trong hầu hết các loài chim hiện đại, sức mạnh của xương lớn ở cánh – tương tự như phần trên của cánh tay người – gần giống như xương thuộc phần trên của chân thằn lằn. Tuy nhiên, khoảng 80-90 phần trăm sức lực mà một con chim trên mặt đất sử dụng chân của nó để bay vào không gian mà không dùng đến cánh, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy điều đó. Đối với phần đông thằn lằn bay, mặc dù vậy, các xương chính ở cánh có thể khỏe hơn các xương ở chân 40 lần. Habib suy đoán rằng thằn lằn bay có thể đã tận dụng sức mạnh của cánh khi bay mà không dựa vào đôi chân như các loài chim ngày nay.

Thằn lằn bay dễ dàng nhảy vào không trung và vỗ cánh bay đi không một chút khó khăn, điều đáng nói là một số thằn lằn bay có kích cỡ như hươu cao cổ với sải cánh tương đương với một chiếc máy bay nhỏ . Những con thằn lằn bay lớn nhất có thể cân nặng đến 250Kg, Habib ước chừng thật khó mà tăng tốc và lao vào trong không trung một cách nhanh chóng từ một điểm đứng.

Nhưng với kiểu nhảy như loài ếch – một kỹ thuật nhảy về phía trước trên đôi chân và sau đó tung bay vào không trung – thằn lằn bay có thể tăng tốc về phía trước và vỗ cánh bay cao với tốc độ đạt tới 48Km/h chỉ trong vòng một đến hai giây. Nó đủ nhanh để thoát khỏi nanh vuốt của các loài thú ăn thịt dưới đất. Ông cho biết thêm:  kỹ thuật này hiệu quả trên địa hình bằng phẳng và không có gió.

David Unwin, nhà cổ sinh vật học về các loài động vật có xương sống ở Đại Học Leicester, Anh quốc cho biết: “ Kỹ thuật nhảy giống như loài ếch này hiển nhiên là hợp lý.  “Suy nghĩ đầu tiên của tôi về vấn đề này hơi kỳ lạ một chút, nhưng càng nghĩ tôi càng thấy hứng thú”. Một con thằn lằn bay với kiểu nhảy của ếch thì không cần phải đạt độ cao chót vót với cú nhảy của mình, ông chú thích, bởi vì các di chứng hóa thạch đưa ra giả thuyết rằng hầu hết các loài lớn đều không phải cát cánh dưới bề mặt.

Mặc dù các ý kiến của Habib vẫn còn là sự suy đoán, nhưng hiển nhiên nó vẫn cung cấp các khái niệm về thằn lằn bay với kiểu nhảy của loài ếch có thể được lưu lại của các dấu chân hóa thạch. Unwin nói: các nhà nghiên cứu cần tìm kiếm các dấu chân trước của  thằn lằn bay mà trong đó các dấu vết ngón chân trước sâu một cách khác thường giữa những nét đặc thù khác.

(Cổng thông tin khoa học công nghệ tỉnh đồng Nai )

Các tin mới hơn :

Các tin đã đưa :

tinkhoahoc.com đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm và hoàn thiện nội dung.  tinkhoahoc.com là cổng thông tin thành viên của Hệ thống CIINS do USS Corp giữ bản quyền.
Rất mong nhận được sự hợp tác, góp ý từ các chuyên gia.
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: admin@tinkhoahoc.com  Mobile: 098 300 6168.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++